Bé táo bón nên ăn gì? Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ


Bé táo bón do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài điều trị bằng thuốc thì thay đổi chế độ ăn uống là một biện pháp đơn giản và hiệu quả trong việc cải thiện táo bón ở trẻ. 

Bé táo bón nên ăn gì? Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ là 2 vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. 

Contents

Bé bị táo bón là gì? 

Bé bị táo bón là tình trạng bé đi ngoài không thường xuyên, ít hơn 3 lần một tuần kèm theo phân to, cứng, khô hơn so với bình thường, đôi khi có thể kèm theo máu tươi. 

Theo tiêu chuẩn của ROME III, trẻ được coi là táo bón khi có từ 2 triệu chứng dưới đây trong vòng 1 tháng: 

  • Đi ngoài ít hơn 1 lần/ tuần 
  • Tiền sử khó đi ngoài hoặc đau khi đi ngoài
  • Tiền sử đi ngoài phân to, cứng, khô
  • Có khối phân lớn trong trực tràng của bé 
  • Tiền sử nhịn đi ngoài 

Thông thường táo bón chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn. Do đó nếu mẹ thay đổi chế độ ăn hợp lý cho trẻ thì trẻ sẽ hết táo bón sớm. Tuy nhiên nếu như bé bị táo bón kéo dài mà không được điều trị. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, cuộc sống và sự phát triển bình thường của trẻ. 

Bé táo bón đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần
Bé táo bón đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần

Bé táo bón đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần 

Những vấn đề thường gặp khi bé bị táo bón? 

Cách nhận biết bé bị táo bón đơn giản nhất là dựa vào số lần đi đại tiện trong 1 tuần của bé. Các bé bị táo bón có đặc điểm chung là đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần. Và thường đi kèm với các biểu hiện sau đây: 

  • Đi ngoài khó khăn, mỗi lần đi đều phải rặn nhiều. 
  • Do phân to, cứng và khô nên trẻ thường kêu đau khi đi ngoài. Thậm chí có thể gây rách hậu môn, đây là nguyên nhân xuất hiện máu tươi ở phân của trẻ.
  • Bụng trương phình, căng cứng, trẻ có thể kêu đau bụng. 
  • Bé bị táo bón kéo dài có thể dẫn tới tiểu khó, tiểu ít, đái dầm. Đặc biệt làm cho bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, da xanh xao, biếng ăn

Nếu mẹ đã thay đổi lối sống và chế độ ăn uống cho trẻ mà tình trạng táo bón vẫn chưa cải thiện thì tốt nhất nên đưa trẻ đi khám để tìm chính xác nguyên nhân gây táo bón ở trẻ và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ 

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị táo bón do hệ tiêu hóa còn non yếu. Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ như: 

  • Nguyên nhân phổ biến nhất là do trẻ lười uống nước, chế độ ăn thiếu chất xơ, thừa chất đạm. Chất xơ là thành phần vô cùng quan trọng đối với hệ tiêu hóa, do đó trẻ lười ăn rau xanh, trái cây có nguy cơ cao bị táo bón. Đặc biệt với những trẻ ăn nhiều chất đạm, chất béo lại càng làm cho việc đi ngoài khó khăn hơn nữa.  
  • Bé lười vận động, thường xuyên ngồi ì 1 chỗ dẫn tới giảm nhu động ruột. Ruột giảm co thắt gây ra tình trạng táo bón.
  • Việc trẻ nhịn đi ngoài quá lâu khiến cho phân ngày càng trở nên to, khô và cứng. Do đó trẻ bị đau rát và phải cố dặn mỗi lần đi ngoài.  
  • Tâm lý không tốt cũng ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì thế nếu trẻ thường xuyên bị căng thẳng ( ví dụ: bố mẹ có em bé, hay cãi nhau,…) cũng có thể khiến cho bé bị táo bón. 
  • Trẻ mới ăn dặm dễ bị táo bón hơn bình thường. Do chuyển từ thức ăn lỏng là sữa mẹ, sữa công thức sang thức ăn thô, đặc. 
  • Trẻ bị táo bón có thể là tác dụng không mong muốn khi trẻ sử dụng các thuốc. Ví dụ như kháng sinh, thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc ho chứa codein, .. 

Ngoài ra nếu bé có các bệnh lý như tiểu đường, Hirschsprung, suy giáp, các bệnh liên quan đến hệ trực tràng, thần kinh,… cũng làm tăng nguy cơ bé bị táo bón. 

Vậy thì bé táo bón nên ăn gì?

Ít vận động, thường ngồi ì một chỗ có thể khiến cho bé bị táo bón
Ít vận động, thường ngồi ì một chỗ có thể khiến cho bé bị táo bón

Ít vận động, thường ngồi ì một chỗ có thể khiến cho bé bị táo bón 

Bé táo bón nên ăn gì? 

Trẻ đang trong thời kì bú mẹ bị táo bón, nguyên nhân có thể xuất phát từ mẹ. Do đó trước tiên mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn uống. Mẹ nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ quả. Uống nhiều nước đồng thời hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích. 

Với những trẻ đang dùng sữa công thức, mẹ chú ý pha sữa đúng như tỉ lệ được cung cấp bởi nhà sản xuất. Cũng như chọn sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ để tránh tình trạng bé bị táo bón. 

Bé táo bón nên ăn gì: Uống nhiều nước 

Các bé không chủ động trong việc ăn uống, vì vậy thường lười uống nước. Dẫn tới tình trạng táo bón ngày càng nghiêm trọng. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày là biện pháp ngăn ngừa táo bón hiệu quả ở trẻ. Nước ở đây có thể là nước lọc, nước luộc rau, nước ép hoa quả, nước sinh tố. 

Lượng nước cần bổ sung mỗi ngày tùy thuộc vào độ tuổi cũng như tình trạng táo bón của mỗi trẻ. 

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cho bé bú đủ lượng sữa mỗi ngày thì không cần bổ sung thêm nước. Trừ những bé hay đổ mồ hôi trộm, táo bón thì mẹ có thể cần phải bổ sung thêm 100-200 ml nước mỗi ngày. 

Trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi, cần bổ sung 100ml nước/kg cân nặng. Ví dụ bé nặng 8kg thì cần uống đủ 800ml nước/ngày, nước bao gồm sữa mẹ, sữa công thức, nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả,..

Trẻ nặng 10kg cần bổ sung 1 lít nước mỗi ngày. Sau đó cứ tăng thêm 1kg cân nặng thì cần tăng thêm 50ml nước. Ví dụ bé nặng 12kg, lượng nước cần bổ sung mỗi ngày sẽ là: 1000+ (12-10)*50 =  1100ml 

Trẻ từ 10 tuổi trở đi, lượng nước cần bổ sung mỗi ngày tương đương với của người lớn là 2-2,5ml/ngày. 

Mẹ nên nhắc trẻ uống nước thường xuyên, không chỉ đợi đến khi rất khát mới uống. 

Tuyệt đối không cho trẻ uống nước ngọt có ga, cà phê, nước tăng lực,.. 

Bé táo bón nên tăng cường bổ sung chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế đồ ăn dầu mỡ
Bé táo bón nên ăn gì

Bé táo bón nên ăn gì

Bé táo bón nên ăn gì: Thực phẩm giàu chất xơ 

Mẹ nên tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn cho bé bị táo bón. Chất xơ góp phần quan trọng trong việc ổn định hệ tiêu hóa của trẻ. 

Khi vào đường ruột chất xơ hút nước và trương nở giúp làm tăng khối lượng phân cũng như làm tăng nhu động ruột. Nhờ đó phân nhanh chóng được tống ra ngoài. 

Rau củ quả và trái cây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ. Đặc biệt chất xơ được tìm thấy nhiều trong rau mồng tơi, rau củ, khoai lang, quả chuối, bơ, đu đủ, dâu tây, các loại hạt ngũ cốc,… 

Nếu trẻ lười ăn mẹ có thể ép lấy nước cho trẻ uống. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cho trẻ ăn cả phần nước và cái của những thực phẩm này thì việc bổ sung chất xơ mới có hiệu quả cao. Đặc biệt với rau củ, mẹ không nên chế biến quá kỹ sẽ làm giảm hàm lượng chất xơ, tốt nhất nên hấp cho trẻ ăn. 

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ

Trẻ bị táo bón ngoài tăng cường bổ sung nước và chất xơ thì cũng cần hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn nhanh như gà rán KFC, hamburger, xúc xích, bánh kẹo. Đây là những thực phẩm giàu chất béo nhưng lại ít chất xơ. Khiến cho tình trạng táo bón của trẻ ngày càng nghiêm trọng. Vì vậy mẹ cần hạn chế cho bé ăn các thực phẩm này.

Hạn chế trái cây có vị chát 

Các loại trái cây có vị chát như chuối xanh, hồng xiêm, ổi,.. là nguyên nhân khiến phân của bé trở nên cứng hơn dẫn đến việc đi ngoài càng khó hơn. Vì vậy bé táo bón cần tránh các thực phẩm này. 

Một số thực phẩm khác cần hạn chế  

Bên cạnh đó, thịt đỏ cũng cần hạn chế ở trẻ táo bón do hàm lượng đạm, chất béo cao. Cơ thể mất nhiều thời gian để tiêu hóa những thức ăn này nên tình trạng táo bón nặng hơn. 

Ngũ cốc đã qua tinh chế như bột gạo, bột mì,.. cũng cần tránh vì hàm lượng chất xơ thấp, hàm lượng tinh bột cao, ăn nhiều có thể làm giảm hoạt động của đường ruột. 

Ngoài ra để giúp cho trẻ dễ đi ngoài hơn, mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây: 

  • Khuyến khích trẻ vận động mỗi ngày để tăng nhu động ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tích cực hơn. 
  • Tập cho bé có thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong  ngày.
  • Xoa bụng bé mỗi ngày cũng là cách kích thích ruột tăng co bóp để đẩy phân ra ngoài. Mẹ có thể làm ấm tay trước khi xoa bụng cho bé bằng cách xoa 2 lòng bàn tay vào nhau. Sau đó xoa bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ, mỗi lần từ 10-15 phút. 

Trong một số trường hợp, khi tình trạng táo bón bị kéo dài và rất nghiêm trọng ngay cả khi mẹ đã áp dụng các thay đổi về lối sống và chế độ ăn khoa học cho trẻ thì mẹ nên cho bé đi khám, bé có thể cần phải dùng thuốc điều trị táo bón.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Xem thêm:

Mách mẹ thuốc trị táo bón nhanh nhất cho trẻ được bác sĩ khuyên dùng 

Tiết lộ những thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón cho bé cực hữu ích 

Tiết lộ cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón cho trẻ cực hữu ích

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.