Bé mấy tháng thì ăn được phô mai, mẹ cần lưu ý điều gì?

Phô mai được biết đến như một món ăn bổ dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên mẹ không biết được rằng bé mất tháng thì ăn được phô mai để bổ sung cho con. Cũng như những lưu ý khi cho trẻ ăn phô mai để đạt được kết quả tốt nhất. Do đó hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có thể giải đáp được thắc mắc trên nhé.

Contents

1. Phô mai có tác dụng gì đối với trẻ nhỏ

Phô mai là một chế phẩm từ sữa được chế biến bằng cách kết đông và lên men sữa động vật. Đây là một loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ.

Nếu bố mẹ nghĩ rằng trẻ ăn phô mai sẽ bị béo thì đó là sai lầm, chỉ có người lớn chúng ta mới ăn phô mai bị béo thôi. Phô mai chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa nhiều các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ như protein, lipid, vitamin và khoáng chất. Mà trẻ nhỏ sức ăn còn kém nên việc bổ sung đủ các dưỡng chất này là điều cần thiết và quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Phô mai có tác dụng tốt với trẻ

Phô mai giúp bổ sung các loại dinh dưỡng cho bé kém ăn

Tại Việt Nam, phô mai được ít sử dụng hơn là sữa do mẹ chưa hiểu hết về các công dụng của nó với trẻ.

Phô mai có hàm lượng chất béo, chất đạm cao. Đặc biệt là hàm lượng canxi cao gấp 6 lần so với lượng canxi có trong sữa, do đó nó rất tốt cho sự phát triển chiều cao ở trẻ nhỏ. Mặt khác phô mai không chứa đường như các sản phẩm sữa thông thường do đó đây là sản phẩm rất tốt cho những trường hợp trẻ không dung nạp được đường lactose trong sữa hay thiếu hụt enzym lactase.

Ngoài ra phô mai còn chứa nhiều casein, vốn là một loại protein có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa của trẻ từ đó trẻ dễ tiêu hóa thức ăn hơn.

Phô mai cũng bổ sung các loại vitamin như vitamin D giúp cho quá trình hấp thu canxi vào xương được dễ dàng hơn.

Bé mấy tháng thì ăn được phô mai, mẹ cần lưu ý điều gì?

Không những vậy phô mai còn là sản phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ vì nó có khả năng tạo ra kiềm giúp làm giảm nồng độ axit trong miệng, ngăn ngừa quá trình sâu răng ở trẻ nhỏ.

Do đó mẹ có thể sử dụng sữa cùng với phô mai thường xuyên cho con để bổ sung các dưỡng chất cho trẻ. 60g phô mai mỗi ngày sẽ tương đương với 400ml sữa mỗi ngày mà trẻ uống.

Đặc biệt với những trẻ sinh non và bị nhẹ cân thì phô mai rất tốt giúp trẻ khỏe mạnh và tăng cân.

Xem thêm BÉ MẤY THÁNG THÌ ĂN ĐƯỢC PHÔ MAI, MẸ CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

2.Bé mấy tháng thì ăn được phô mai là hợp lý?

Theo các chuyên gia khuyến cáo trẻ dưới 6 tháng tuổi nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, do đó bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở đi mẹ có thể cho bé ăn dặm cũng như bổ sung các thực phẩm khác như sữa chua, phô mai, váng sữa cho trẻ.

Bé 6 tháng ăn được phô mai

Bé 6 tháng ăn được phô mai cùng với các bữa ăn dặm

Xem them Thuốc hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ có tốt không? Trẻ biếng ăn phải làm sao?

Tuy nhiên bố mẹ cũng cần lưu ít một chút đến phản ứng của trẻ khi ăn phô mai có thích hay không hay có những biểu hiện bất thường gì khi dùng phô mai cho trẻ không. Vì một số trẻ có thể bị dị ứng với phô mai mà mẹ không biết được.

Với trẻ dưới 1 tuổi khi lựa chọn phô mai cho trẻ nên nên lựa chọn loại phô mai dành riêng cho lứa tuổi này vì chất béo chứa lượng vừa phải với nhu cầu dinh dưỡng của con.

Xem thêm Những món ăn giúp bé tăng cân nhanh chóng bé nào cũng nghiện

Phô mai có thể chứa hàm lượng cholesterol cao và nghèo chất sắt. Vì vậy mẹ không nên cho trẻ ăn liên tục phô mai nó có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

3.Những lưu ý khi cho bé ăn phô mai?

-Thời điểm ăn phô mai cho bé: 

Việc cho bé ăn phô mai nhiều rất có thể khiến bé bị đầy bụng khó tiêu do nó chứa hàm lượng chất béo cao. Do đó , mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn phô mai trước khi đi ngủ vì nó có thể gây mất ngủ ở trẻ. Thay vào đó thời điểm tốt nhất mẹ cho bé ăn phô mai là lúc bé đói để nó có thể phát huy được hết tác dụng với trẻ.

Thờiđiểm cho bé ăn phô mai là lúc đói

Thời điểm cho bé ăn phô mai là lúc đói

-Cách cân bằng chế độ dinh dưỡng khi chi bé ăn phô mai:

Trẻ sẽ rất dễ bị béo phì nếu chế độ ăn không cân đối và phù hợp, đặc biệt là với những bé chỉ ăn nhiều chất béo mà không có bổ sung chất xơ. Mẹ cần hiểu rõ rằng phô mai khiến trẻ bị thừa cân không có nghĩa là nó có hại không ăn toàn mà là mẹ chưa biết cách bổ sung nó sao cho hợp lý.

Để tránh các trường hợp đó xảy ra mẹ chỉ nên cho bé ăn phô mai như một bữa phụ hoặc để kết hợp với các món ăn như trộn cùng cháo và bột,…để phô mai có thể phát huy hết tác dụng. Bên cạnh đó mẹ cần bổ sung chút rau, thịt, cá, giảm lượng dầu ăn trong các thực phẩm nấu cho bé để tránh bé bị thừa chất béo.

Bổ sung phô mai như bữa phụ và thêm vào các bữa ăn của bé

Bổ sung phô mai như bữa phụ và thêm vào các bữa ăn của bé

Mẹ cũng nên chú ý lượng phô mai cho trẻ ăn phải phù hợp với từng giai đoạn của trẻ.

Có nhiều loại phô mai khác nhau với phô mai viên mà miếng thì lượng cho trẻ ăn:

12-13g/ lần : trẻ 7-8 tháng tuổi

14g/ lần: trẻ từ 9-11 tháng tuổi

14-17g/ lần: trẻ từ 12-18 tháng tuổi

Với loại phô mai tươi màu trắng có dạng kem thì cho bé ăn:

13g/ lần: trẻ 5-6 tháng tuổi

20-23g/ lần: trẻ 7-8 tháng tuổi

24g/ lần: trẻ 9-11 tháng tuổi

25-29g/ lần: trẻ từ 12-18 tháng tuổi

Mặt khác khi cho bé ăn phô mai mẹ có thể cho bé dùng cả váng sữa và sữa chua thay đổi. Đây đều là những món ăn rất tốt cho trẻ nhỏ.

Nếu bé nhà bạn vẫn còi cọc và không chịu ăn các bữa phụ hay kể các bữa chính bạn nên bổ sung men tiêu hóa cho con để bổ sung lợi khuẩn, men tiêu hóa giúp con tăng sức ăn, tăng cân, tăng sức đề kháng.

Amanoenzym giải pháp cho trẻ hết biếng ăn và tăng cân đều tự nhiên giúp trẻ khỏe mạnh và khôn lớn với công nghệ enzym tiêu hóa số 1 Nhật Bản, mang lại những an toàn cho trẻ sử dụng.

Amanoenzym bổ sung men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon

Amanoenzym bổ sung men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.