Mặc dù đã đến tuổi ăn dặm nhưng bé không chịu ăn dặm khiến mẹ rất lo lắng. Lượng sữa mẹ ngày càng ít và càng loãng không còn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho con nhưng con vẫn không chịu ăn dặm mà chỉ thích uống sữa mẹ phải làm sao?
Contents
1.Nguyên nhân bé không chịu ăn dặm
1.1.Mẹ cho bé bú quá nhiều sữa
Vẫn biết rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ tuy nhiên nhiều mẹ thấy thế cứ cho con bú nhiều mẹ mà không chịu cho con làm quen với ăn dặm mặc dù đã quá tuổi để ăn dặm rồi. Điều đó làm cho con no và không còn muốn ăn dặm nữa. Mặt khác con chỉ quen với sữa mẹ nên cũng không chịu ăn thứ khác.
1.2.Thời tiết khó chịu
Vào những ngày hè nắng nóng chúng ta thường có cảm giác khó chịu không muốn ăn mà chỉ thích uống uống canh cho nhanh qua bưa. Với trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm cũng vậy cũng lười ăn và chỉ muốn bú mẹ
1.3.Bé ăn dặm quá sớm
Độ tuổi bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nhiều mẹ cho con ăn dặm từ tháng thứ 4 hay thứ 5 lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phù hợp để làm quen với các loại thức ăn bên ngoài. Dẫn đến bé khó hấp thu, khó tiêu hóa và không thích ăn dặm nữa.
1.4. Thức ăn dặm không phù hợp với độ tuổi
Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật chia việc ăn dặm ra làm 4 giai đoạn. Tùy vào từng giai đoạn mà mẹ chế biến các thức ăn dặm cho con sao cho hợp lý.
Mẹ hãy bắt đầu việc chuyển sang chế độ ăn dặm cho con từ dạng lỏng sang đặc. Nếu mẹ âp dụng sai quy trình, điều này sẽ gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa của bé, dễ sinh cảm giác không thích thú với thức ăn mà chỉ có bú sữa mẹ thôi.
1.5. Bé không tập trung ăn
Khi cho bé ăn các mẹ thường có thói quen bé trẻ đi ăn rong hay bật các chương trình tivi để thu hút sự chú ý của bé cũng như dỗ bé ăn nhanh hơn. Điều này mới dầu thì còn có tác dụng nhưng lâu dần bé không còn hứng thú với việc ăn nữa mà thường đòi xem mới ăn nếu không sẽ không ăn. Bé không tập trung ăn sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
1.6. Cháo, bột không hợp khẩu vị của trẻ
Tuy bé chưa cảm nhận được hết mùi vị nhưng đã bắt đầu phân biệt được các món mình thích hay không thích. Mẹ quan tâm đến khẩu vị của con thường xuyên đổi món để xem món nào là món yêu thích của trẻ để giúp trẻ ăn nhiều ăn. Mẹ đừng nghĩ rằng đây là thức ăn dinh dưỡng nên ép con ăn nó sẽ làm trẻ thấy chán và ghét thức ăn, không chịu ăn.
1.7. Bé chưa quen với việc ngồi ghế
Bé bắt đầu ăn dặm thường ngồi ghế và chưa quen vì bình thường mẹ cho bé bú thường bế bé. Do đó mẹ cho bé bắt đầu ăn dặm nên chú ý điều này tập cho bé quen dần một cách từ từ
1.8. Bé đang trong giai đoạn mọc răng hay mắc các bệnh về đường tiêu hóa
Giai đoạn mọc răng thường sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, đau thậm trí sốt nhẹ. Điều này khiến bé không cảm thấy hứng thú với việc ăn cho lắm.
Mặc khác khi hệ tiêu hóa của bé gặp các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ,.. bé cũng cảm thấy mệt và không chịu ăn.
2. Bé không chịu ăn dặm chỉ bú sữa mẹ thì mẹ nên làm sao?
Bé không chịu ăn, quấy khóc trong giai đoạn đầu ăn dặm là điều khó tránh khoru. Mỗi khi bé khóc mẹ thương và thường cho bé bú luôn để cho con nín. Tuy nhiên điều đó rất dễ khiến con lười ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau đây nếu con lười ăn dặm để áp dụng:
2.1. Chuẩn bị các món ăn dặm theo công thức sẵn
Khi chế biến thức ăn dặm cho bé bạn luôn muốn chế biến theo ý thích và sự sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên bé mới ăn dặm chưa quen nên bạn hãy áp dụng theo các công thức ăn dặm có sẵn như ăn dặm truyền thống, ăn dặm BLW, ăn dặm kiểu Nhật,…Đây đều là những công thức đã được rất nhiều mẹ áp dụng cho con và cải thiện rất tốt cho con. Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn rồi thì lúc đó mẹ có thể thay đổi các món cho con mà mẹ cảm thấy phù hợp
2.2. Thay đổi món hãy để bé là người chọn món cho mình
Như đã nói ở trên thì trẻ nhỏ đã bắt đầu hình thành sư yêu thích và không thích với một thứ gì đó. Vị giác của trẻ bắt đầu cảm nhận được và mẹ thường xuyên đổi món cho con để con thích thú và biết được món nào con thich hay con không thích để cho bé ăn nhiều hơn. Mẹ tôn trọng quyền lựa chọn món ăn của con. Tránh việc cho con ăn mãi 1 món khiến con cảm thấy nhàm chán và không hứng thú với việc ăn.
2.3. Thay đổi dụng cụ ăn dặm cho bé
Việc cho bé ăn mãi một bộ dụng cụ khiến bé cảm thấy nhàm chán. Do vậy mẹ nên sắm ít nhất 2 bộ dụng cụ cho con ăn dặm để thay đổi. Ngoài ra khi chọn dụng cụ ăn dặm cho con mẹ nên chọn dụng cụ bằng nhựa để tránh việc dẫn nhiệt nóng bỏng con. Và kích cỡ dụng cụ phù hợp với con.
2.4. Tạo không khí vui vẻ thoải mái cho bé
Mẹ không nên la mắng khiến con sợ không muốn ăn. Hãy bắt đầu từ việc nói chuyện với con tạo không khí vui vẻ cho con, tinh thần thoải mái có thể khiến trẻ muốn ăn hơn và ăn được nhiều hơn .Mẹ hãy để con vừa ăn vừa chơi với các thực phẩm, dụng cụ khi ăn. Trẻ sẽ thấy hứng thú, khám phá đồ ăn.
2.5. Cho bé ngồi ăn chung bữa với gia đình
Ăn cùng gia đình sẽ khiến cho bé học tập được cách ngồi ăn cơm và nhìn mọi người ăn cơm bé có thể cũng có cảm giác muốn ăn cùng và cảm thấy hứng thú với đồ ăn hơn từ đó ăn được nhiều hơn.
3. Xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp con dễ hấp thu thức ăn và ăn dặm nhiều hơn
Điều quan trọng trong việc ăn uống là con có thể hấp thu được thức ăn và các chất dinh dưỡng từ thức ăn được cung cấp. Vậy để làm được điều đó con cần có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ hãy bổ sung các lợi khuẩn giúp con cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột từ đó việc ăn uống cũng có thể trở lên dễ dàng hơn.
Amano Enzyme là sự kết hợp của đa chủng lợi khuẩn cùng các vitamin khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ từ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân.
Bé không hứng thú với việc ăn dặm có nhiều nguyên nhân. Mẹ có thể áp dụng các cách trên để tìm nguyên nhân và hướng giải quyết hợp lý để có thể giúp con hay ăn chóng lớn và khỏe mạnh nhé !
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa