Ăn không tiêu nguyên nhân do đâu? Cách trị ăn không tiêu từ chuyên gia dinh dưỡng

Ăn không tiêu là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa xảy ra khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng ăn không tiêu có thể xử lý dễ dàng, nhưng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ bật mí cách trị ăn không tiêu từ chuyên gia dinh dưỡng

Contents

Ăn không tiêu là gì?

Sau khi ăn, thức ăn sẽ được dạ dày tiêu hóa và cảm giác no bụng dần biến mất. Tuy nhiên, sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng mà vẫn còn cảm giác đầy chướng bụng thì có thể là dấu hiệu của tình trạng ăn không tiêu.

Ăn không tiêu nguyên nhân do đâu? Cách trị ăn không tiêu từ chuyên gia dinh dưỡng

Ăn không tiêu là một triệu chứng thường xuất hiện sau các bữa ăn, khi cơ thể phải nạp quá nhiều thức ăn cùng một lúc. Người bệnh cảm thấy khó chịu vùng bụng, kèm thêm các triệu chứng đầy hơi, ợ hơi, buồn nôn, đau bụng

Triệu chứng ăn không tiêu thường không gây nguy hiểm. Nhưng nếu bệnh xảy ra với tần suất thường xuyên, mức độ bệnh cũng nặng hơn thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Người bệnh nên đi khám để được theo dõi và điều trị kịp thời

Ăn không tiêu là gì?

Ăn không tiêu là gì?

Ăn không tiêu triệu chứng như thế nào?

Ăn không tiêu thường có các triệu chứng:

  • Bụng đau âm ỉ, kéo dài, đầy hơi
  • Ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn
  • Đau đầu, khó thở
  • Có cảm giác nóng rát trong dạ dày và thực quản
  • Bụng căng tức, sôi bụng, khó chịu
  • Dạ dày có dấu hiệu co bóp thất thường, xì hơi nhiều

Đôi khi, ăn không tiêu còn kèm theo một số triệu chứng như cân nặng giảm đột ngột, đi ngoài ra máu, nôn có lẫn máu và nhầy,… Với trường hợp này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để  được thăm khám và điều trị kịp thời.

Ăn không tiêu triệu chứng như thế nào?

Ăn không tiêu triệu chứng như thế nào?

Ăn không tiêu nguyên nhân do đâu?

1. Thói quen ăn uống thiếu khoa học gây tình trạng ăn không tiêu

  • Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, xem ti vi, bấm điện thoại, mất tập trung khi ăn cản trở quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa gây tình trạng chậm tiêu, khó tiêu
  • Ăn nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng khiến quá trình tiêu hóa kéo dài, ăn thường xuyên còn có thể gây tổn hại các cơ quan tiêu hóa
  • Ăn xong đi nằm hay đi ngủ luôn khiến việc tiêu hóa thức ăn bị ngưng trệ, bụng có biểu hiện ậm ạch, khó chịu, buồn nôn

Thói quen ăn uống thiếu khoa học gây tình trạng ăn không tiêu

Thói quen ăn uống thiếu khoa học gây tình trạng ăn không tiêu

2. Ăn không tiêu do chế độ sinh hoạt kém điều độ 

  • Sử dụng các chất kích thích và gây nghiện như rượu bia, thuốc lá,… cuốn trôi một lượng lớn enzym tiêu hóa của cơ thể. Sự thiếu hụt enzym sẽ dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, trong đó có ăn không tiêu
  • Tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến nhu động co bóp của ruột, có thể gây tổn thương niêm mạc tiêu hóa và làm cho quá trình chuyển hóa thức ăn kém hiệu quả

Ăn không tiêu do chế độ sinh hoạt kém điều độ

Ăn không tiêu do chế độ sinh hoạt kém điều độ 

3. Ăn không tiêu do tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc không đúng cách hay lạm dụng thuốc sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến hệ thống tiêu hóa. Ví dụ: nhóm thuốc glucocorticoid dễ gây loét niêm mạc tiêu hóa, lạm dụng kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột, hệ vi sinh mất cân bằng và dẫn đến tình trạng ăn không tiêu

Ăn không tiêu do tác dụng phụ của thuốc

Ăn không tiêu do tác dụng phụ của thuốc

4. Một số bệnh lý gây tình trạng ăn không tiêu

  • Sỏi mật: sự xuất hiện của sỏi trong mật ức chế khả năng bài tiết các chất tiêu hóa thức ăn. Thức ăn không được tiêu hóa triệt để dễ gây đầy bụng, chướng hơi và khó hấp thu ở ruột non
  • Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản: cơ vòng thực quản dưới bị suy yếu, đóng mở thất thường khiến acid dịch vị cùng thức ăn có thể bị trào ngược bất cứ lúc nào, gây ra triệu chứng khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng
  • Loét dạ dày – tá tràng: là tình trạng lượng acid trong dạ dày được sản xuất quá nhiều gây tổn thương niêm mạc tiêu hóa
  • Hội chứng ruột kích thích làm cho chức năng đại tràng bị rối loạn, dễ gây các triệu chứng buồn nôn, ăn không tiêu, táo lỏng thất thường
  • Hội chứng bất dung nạp đường lactose: do cơ thể không tiết đủ enzym để tiêu hóa đường lactose có trong thực phẩm, cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ăn không tiêu, chướng bụng, tiêu chảy
  • Thiếu hụt enzym tiêu hóa: hệ tiêu hóa không tiết đủ enzym để chuyển hóa thức ăn làm tăng thời gian thức ăn tồn tại trong đường ruột, dễ gây đầy bụng, táo bón, buồn nôn
  • Thiếu hụt acid dịch vị: tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và tấn công đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tiêu hóa rối loạn
  • Ung thư dạ dày: là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Ung thư dạ dày làm cho quá trình tiêu hóa bị cản trở, gây ra các triệu chứng ăn uống khó tiêu, đầy bụng, sụt cân, đi ngoài ra phân bất thường

Một số bệnh lý gây tình trạng ăn không tiêu

Một số bệnh lý gây tình trạng ăn không tiêu

Cách trị ăn không tiêu từ chuyên gia dinh dưỡng

1. Sử dụng thuốc trị ăn không tiêu

Một số nhóm thuốc được bác sĩ chỉ định khi cơ thể mắc phải triệu chứng ăn không tiêu bao gồm:

  • Thuốc chống acid dạ dày và chống đầy hơi: thuộc nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 hay ức chế bơm proton, có tác dụng loại bỏ khí thừa tích tụ trong dạ dày, giảm nhẹ triệu chứng đầy hơi, căng tức bụng
  • Thuốc điều hòa sức co bóp của dạ dày: có tác dụng tăng trương lực co bóp của dạ dày, giúp thức ăn nhanh chóng di chuyển xuống dạ dày và ruột, ngăn ngừa triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định gồm có metoclopramid và domperidon
  • Thuốc hỗ trợ tiêu hóa:  các loại men tiêu hóa bổ sung một lượng lớn enzym tiêu hóa cho cơ thể, giúp cho quá trình chuyển hóa, phân cắt thức ăn diễn ra trơn tru và tăng cường tối đa khả năng hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, men tiêu hóa còn có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các rối loạn đường ruột như ăn không tiêu, đầy hơi, chướng bụng, rối loạn đại tiện

Các nhóm thuốc kể trên có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu một cách nhanh chóng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và các cán bộ chuyên môn, tuyệt đối không tự ý sử dụng, tránh gây những tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể

Sử dụng thuốc trị ăn không tiêu

Sử dụng thuốc trị ăn không tiêu

2. Một số bài thuốc dân gian trị ăn không tiêu hiệu quả

Bên cạnh các thuốc trị ăn không tiêu, chúng ta còn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian để giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng, hiệu quả mà an toàn

2.1. Nước gừng – chanh – mật ong – Cách trị ăn không tiêu

Gừng không chỉ đơn giản là một loại gia vị trong những bữa cơm Việt mà còn là vị thuốc dân gian trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả. Gừng có tính cay, ấm giúp loại bỏ khí thừa trong ổ bụng,  kết hợp với nước chanh và mật ong có tác dụng giải quyết hiệu quả tình trạng đầy hơi, chướng bụng.

Cách pha chế: cho chanh, gừng cùng 1 muỗng mật ong vào ly, thêm khoảng 300 ml nước, khuấy đều rồi thưởng thức. Một cốc nước gừng sau mỗi bữa ăn sẽ giúp bụng dạ cảm thấy thoải mái, dễ chịu

2.2. Lá bạc hà – Cách trị ăn không tiêu

Lá bạc hà có chứa tinh dầu tác động trực tiếp lên các cơ trơn tiêu hóa, là bài thuốc hiệu quả để phòng ngừa và giải quyết các triệu chứng rối loạn đường ruột như ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, hội chứng ruột kích thích

Lá bạc hà có thể dùng để nhai trực tiếp hoặc pha thành trà. Lưu ý không dùng cho người mắc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản

2.3. Trà hoa cúc – Cách trị ăn không tiêu

Trong hoa cúc có chứa một loại hợp chất là chamomile có tác dụng hiệu quả trong giảm đau, chống viêm. Một tách trà hoa cúc mỗi ngày giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Ngoài tác dụng với hệ tiêu hóa, trà hoa cúc còn giúp an thần, dễ ngủ, giảm căng thẳng.

Không sử dụng trà hoa cúc cho bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu vì có thể làm loãng máu và gia tăng nguy cơ xuất huyết

Một số bài thuốc dân gian trị ăn không tiêu hiệu quả

Một số bài thuốc dân gian trị ăn không tiêu hiệu quả

Các giải pháp ngăn ngừa tình trạng ăn không tiêu từ chuyên gia dinh dưỡng

  • Bổ sung dinh dưỡng hợp lý, nên bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu, tốt cho đường ruột, đảm bảo vệ sinh
  • Tránh ăn nhiều các đồ ăn nhanh, đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp vì chúng thường chứa các chất bảo quản và những chất khó tiêu, mất nhiều thời gian để hệ tiêu hóa có thể phân hủy hoàn toàn, dễ gây đầy bụng
  • Hạn chế đồ uống có ga, rượu bia, thuốc lá
  • Ăn chậm, nhai kĩ, nghiền nhỏ thức ăn tránh tạo gánh nặng cho dạ dày
  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau củ, trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh tạo áp lực cho đường ruột, ngăn ngừa triệu chứng đầy hơi, ăn không tiêu
  • Tập trung khi ăn uống, hạn chế nói chuyện, xem ti vi, điện thoại
  • Vận động nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn để quá trình tiêu hóa hiệu quả
  • Uống đủ nước mỗi ngày vừa tăng cường sức đề kháng, vừa giúp đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, loại bỏ khả năng các vi sinh vật xâm nhập vào đường ruột và gây bệnh
  • Bổ sung men tiêu hóa và men vi sinh để ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Các giải pháp ngăn ngừa tình trạng ăn không tiêu từ chuyên gia dinh dưỡng

Các giải pháp ngăn ngừa tình trạng ăn không tiêu từ chuyên gia dinh dưỡng

Men vi sinh của Nhật Amano Enzym Gold với sự kết hợp giữa các enzym tiêu hóa và lợi khuẩn đường ruột có tác dụng hiệu quả trong việc giải quyết tình trạng ăn không tiêu ở người lớn và trẻ nhỏ. Ngoài ra, sản phẩm còn có vai trò trong việc ngăn ngừa và điều trị các rối loạn tiêu hóa khác: tiêu chảy, đau bụng, táo bón, đau bụng, buồn nôn. Các vitamin và khoáng chất khác giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kích thích ăn uống ngon miệng, tiêu hóa tốt

Men vi sinh của Nhật Amano Enzym Gold ngăn ngừa ăn không tiêu

Men vi sinh của Nhật Amano Enzym Gold ngăn ngừa ăn không tiêu

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Xem thêm Triệu chứng bệnh đường ruột ở trẻ em là gì? Mẹ cần lưu ý

Xem thêm Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh và cách giải quyết

Xem thêm Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Xem thêm Trẻ em đau bụng đi ngoài nên uống gì? – Tư vấn từ bác sĩ tiêu hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.