Triệu chứng bệnh đường ruột ở trẻ em là gì? Mẹ cần lưu ý

Hệ tiêu hóa của trẻ em thường rất non nớt, chưa được hoàn thiện đầy đủ như người lớn, rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương dù là các tác động rất nhỏ từ môi trường bên ngoài. Do vậy, trẻ em rất dễ mắc phải các bệnh lý đường tiêu hóa, với nhiều mức độ khác nhau tùy thuộc vào tác nhân và khả năng đề kháng của trẻ. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp xử lý các triệu chứng bệnh đường ruột phổ biến ở trẻ em là gì?

Contents

Triệu chứng bệnh đường ruột ở trẻ em

1. Tiêu chảy

Là bệnh lý đường ruột phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ. Có nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bé bị tiêu chảy, các dấu hiệu nhận biết gồm có:

  • Tăng số lần đi ngoài, cụ thể trên 3 lần/ngày đối với trẻ trên 2 tuổi.
  • Đau bụng, đi ngoài phân lỏng. Phân có lợn cợn, mùi tanh khó chịu, có thể dính máu hoặc có nhầy.
  • Có dấu hiệu mất nước: khô miệng, khô da, giảm số lần đi tiểu, nặng hơn trẻ có thể li bì, bất tỉnh.
  • Buồn nôn, nôn trớ khi ăn.
  • Có thể kèm sốt cao.

Tuy tiêu chảy rất thường thấy, nhưng nhiều cha mẹ lại khá chủ quan trong vấn đề này. Trẻ tiêu chảy mất nước nếu không được nhận biết và có biện pháp xử trí kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng, có thể tử vong.

 

Tiêu chảy
Tiêu chảy

2. Rối loạn tiêu hóa

Vấn đề mất cân bằng hệ tiêu hóa xảy ra khá thường xuyên ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, với các triệu chứng thường thấy gồm có đau bụng, đi ngoài bất thường, đầy chướng bụng, khó tiêu hóa, ăn không ngon miệng.

Triệu chứng bệnh đường ruột ở trẻ em là gì? Mẹ cần lưu ý

Rối loạn tiêu hóa gây ra tình trạng trẻ biếng ăn, lười ăn, chậm phát triển thể chất, đồng thời làm giảm khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng ở trẻ, lâu dần gây ra tình trạng suy dinh dưỡng, chậm lớn.

3. Nhiễm trùng đường ruột

Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ do sức đề kháng trẻ còn kém, chưa đủ khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột có biểu hiện đi ngoài nhiều hơn bình thường, mất nước, hấp thu dinh dưỡng kém, hay buồn nôn khi ăn.

Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột

4. Hội chứng ruột kích thích

Đây là tình trạng co thắt đại tràng tương đối phổ biến. Trẻ khi đó không bị tổn thương thực thể trên niêm mạc ruột hay niêm mạc đại tràng, có các biểu hiện có thể dễ phân biệt với viêm đại tràng như:

  • Trẻ kêu đau bụng quặn từng cơn hoặc có đau âm ỉ, sau khi đi ngoài xong thì cơn đau sẽ giảm hẳn.
  • Bé đi ngoài sống phân, phân lỏng nát không đóng thành khuôn. Tuy nhiên, phân không dính máu hoặc không dính nhầy.
  • Tần suất đi ngoài của trẻ tăng cao.
  • Trẻ lười ăn, bụng căng chướng, khó tiêu sau khi ăn.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích

5. Loạn khuẩn đường tiêu hóa

Là vấn đề xảy ra khi cân bằng hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn, làm gia tăng các tác động của vi khuẩn có hại trên đường tiêu hóa, gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài sống phân, chức năng tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất bị cản trở. Đồng thời, trẻ cũng chán ăn, mất cảm giác ngon miệng gây ra tình trạng lười ăn, chậm phát triển cả thể chất và trí tuệ.

Loạn khuẩn đường tiêu hóa

Loạn khuẩn đường tiêu hóa

6. Kiết lỵ

Trẻ bị kiết lỵ do một số nguyên nhân như trực khuẩn Shigella hoặc ký sinh trùng amip xâm nhập vào đường tiêu hóa. Biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ kiết lỵ là sốt cao, đau bụng thường trực và luôn muốn đi ngoài, đi ngoài phân có dính máu, có kèm theo chất nhầy. Trẻ sốt cao không được xử trí dễ dẫn đến hôn mê, hoặc gây áp xe gan nếu như amip lưu lâu trong cơ thể và xâm nhập đến gan.

Kiết lỵ

Kiết lỵ

7. Táo bón

Ngược lại với tiêu chảy, tình trạng táo bón thường biểu hiện ở trẻ với số lần đi ngoài ít hơn bình thường, cụ thể là dưới 2 lần/tuần. Trẻ em bị táo bón thường có các dấu hiệu đi kèm với đau bụng như: đầy chướng, căng tức bụng sau khi ăn, đi đại tiện khó khăn, có thể chảy máu hậu môn khi đi ngoài, phân dính máu, phân cứng khô.

Táo bón

Táo bón

8. Viêm tắc ruột

Tắc ruột là tình trạng trẻ không thể đi vệ sinh được, có thể do phình đại tràng bẩm sinh, trẻ bị lồng ruột, xoắn ruột hoặc một số nguyên nhân khác gây ra. Biểu hiện của trẻ viêm tắc ruột là buồn nôn, nôn trớ liên tục, một số trường hợp nôn ra cả nước mật.

Viêm tắc ruột

Viêm tắc ruột

9. Trào ngược dạ dày – thực quản

Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị trào ngược là ợ nóng, xảy ra khi cơ thực quản không đóng mở bình thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp, trẻ không có dấu hiệu bất thường khiến cho việc phát hiện bệnh khá khó khăn, để lâu có thể dẫn đến viêm loét thực quản, hẹp thực quản hoặc làm tổn thương niêm mạc, dẫn đến biến chứng ung thư thực quản.

Trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày – thực quản

Nguyên nhân gây triệu chứng bệnh đường ruột cho trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý đường ruột ở trẻ em, gồm có:

– Nguyên nhân bắt nguồn từ trẻ:

  • Do di truyền: tình trạng viêm ruột có thể do di truyền từ cha mẹ, làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh hơn so với trẻ có cha mẹ sức khỏe bình thường.
  • Do sức đề kháng của trẻ kém, dễ tiếp xúc và bị tổn thương bởi các tác nhân như vi khuẩn, virus điển hình là Rotavirus, E.coli gây tiêu chảy; Salmonella gây thương hàn, hay do trực khuẩn Shigella,..
  • Do chức năng hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện đầy đủ, đáp ứng kém với các loại thực phẩm có thể chất rắn hoặc thực phẩm gây dị ứng, ngộ độc.
  • Trẻ bị ốm, dùng kháng sinh trong thời gian dài gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa.

– Nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường, thói quen sinh hoạt của trẻ

  • Trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nguồn nước không sạch dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.
  • Đồ dụng, dụng cụ hoặc đồ chơi của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ cũng chính là nguồn lây nhiễm vi khuẩn, virus cho hệ tiêu hóa.
  • Trẻ không rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi đi ngoài.
  • Thói quen mút tay của trẻ cũng là nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

– Nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng

  • Cha mẹ cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có gas chứa nhiều chất bảo quản.
  • Đồ ăn cho trẻ còn sống, chưa được nấu chín hoặc chưa được xử lý để loại bỏ độc tố.
  • Cho trẻ ăn thức ăn nguội lạnh, thực phẩm dễ gây dị ứng.

Nguyên nhân gây triệu chứng đường ruột cho trẻ em

Nguyên nhân gây triệu chứng đường ruột cho trẻ em

Giải pháp cho cha mẹ để làm giảm triệu chứng bệnh đường ruột ở trẻ em

Dưới đây là một số giải pháp cha mẹ có thể áp dụng để giảm nguy cơ trẻ gặp phải các vấn đề đường tiêu hóa:

– Chế độ dinh dưỡng cho bé

  • Cha mẹ nên đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất cần thiết trong mỗi bữa ăn của trẻ để tăng cường sức đề kháng.
  • Hạn chế ép bé ăn quá nhiều trong một bữa để tránh tạo áp lực lên đường tiêu hóa gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi, tránh cho trẻ ăn các thực phẩm sống, tái, chế biến không đảm bảo vệ sinh.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, cho trẻ ăn ít đồ ăn vặt, nước có ga.
  • Thận trọng khi cho trẻ dùng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá,…
  • Cho trẻ uống nhiều nước để tăng cường đào thải độc tố, chú ý bổ sung chất xơ cho bé bị táo bón.

– Tạo cho bé thói quen sinh hoạt lành mạnh

  • Rèn cho bé rửa tay chân sạch trước khi ăn, sau khi chơi đùa hoặc đi vệ sinh.
  • Đảm bảo dụng cụ ăn uống, đồ chơi của trẻ và môi trường xung quanh trẻ được vệ sinh thường xuyên.
  • Khuyến khích bé vận động, vừa giúp bé phát triển thể chất, vừa có tác dụng điều hòa nhu động ruột, ổn định chức năng đường tiêu hóa.

– Bên cạnh đó, duy trì tâm trạng thoải mái trong mỗi bữa ăn cũng là một biện pháp giúp bé ăn ngon miệng, tiêu hóa ổn định hơn.

– Khi bé có các dấu hiệu bất thường, mẹ cũng nên chú ý quan sát và đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh đường ruột cụ thể.

– Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ hiện có bán trên thị trường để bổ sung dinh dưỡng cũng như cải thiện các vấn đề tiêu hóa mà bé đang gặp phải như các loại men tiêu hóa, men vi sinh, sữa công thức,…

Thành phần có trong các loại men vi sinh là các lợi khuẩn Probiotics cùng các enzym tiêu hóa, có tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, giúp điều hòa quá trình phân giải, tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón ở trẻ nhỏ.

Giải pháp cho cha mẹ để làm giảm triệu chứng bệnh đường ruột ở trẻ em

Giải pháp cho cha mẹ để làm giảm triệu chứng bệnh đường ruột ở trẻ em

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.