Trẻ bị ho sổ mũi nguyên nhân do đâu và giải pháp như thế nào?

Trẻ bị ho sổ mũi là tình trạng thường hay gặp nhất là vào thời điểm giao mùa. Trẻ ho sổ mũi khiến bé cảm thấy khó chịu không chịu ăn uống gì. Cả gia đình phải lo lắng cho tình trạng này của con. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho việc trẻ ho sổ mũi nguyên nhân do đâu và giải pháp cho tình trạng này như thế nào nhé. 

Contents

Trẻ bị ho sổ mũi nguyên nhân do đâu?

Khi bé bị ho mẹ không nên cho con uống thuốc ngay. Vì việc này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con. Ngoài ra, nếu như cho trẻ uống những loại thuốc không đúng với nguyên nhân gây ra ở trẻ. Thì trẻ không những không khỏi mà tình trạng càng trở nên nặng nề hơn. Sau đây sẽ là nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho sổ mũi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra giải pháp thích hợp cho từng trường hợp nhé:

Do trẻ bị viêm mũi dị ứng:

Khi trẻ nhỏ bị hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ theo mùa. Bệnh này xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh, vào những thời điểm giao mùa, có nhiều phấn hoa hoặc có thể xuất hiện quanh năm khi gặp luồng gió, hoặc tiếp xúc với bụi hoặc lông động vật nuôi trong nhà.

Bệnh viêm mũi dị ứng thì thường làm xuất hiện một số dấu hiệu khiến trẻ cảm thấy khó chịu như sau:
Ngứa mũi, hắt hơi liên tục, mỗi lần hắt hơi rất lâu mới ngừng.

Trẻ bị ho sổ mũi

Trẻ bị ho sổ mũi nguyên nhân do đâu?

  • Đau nhức hai bên sống mũi và có khi dẫn tới đau đầu bé sẽ kêu đau đầu.
  • Bé bị nghẹt mũi hoặc chảy nhiều nước mũi, dịch mũi ra màu trắng trong hoặc có thể có đục.
  • Bé bị buồn nôn, có ho, khạc ra đờm liên tục.
  • Bé chán ăn, cảm thấy mệt mỏi.
  • Tình trạng này nặng có thể gây ra ù tai, khó thở.

Do trẻ bị cảm lạnh thông thường:

Virus có thể lây nhiễm vào mũi, họng và xoang dây là nguyên nhân chính gây nên tình trạng cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Bệnh này có xu hướng phổ biến hơn vào các mùa như mùa thu và mùa đông khi thời tiết trở lạnh. Hoặc vào mùa hè khi thời tiết thay đổi đột ngột.

Các triệu chứng điển hình khi trẻ cảm lạnh là:

Do trẻ bị cảm lạnh thông thường

Các triệu chứng điển hình khi trẻ cảm lạnh

  • Trẻ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, viêm họng,…
  • Bé chán ăn, bé bị đau đầu hoặc bé cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
  • Trẻ sốt nhưng thường sốt không cao lắm.
  • Nặng có thể gây ra phát ban, viêm tiểu phế quản cho bé, gây khó thở, hoặc trẻ bị đau mắt, đau họng và sưng tuyến ở cổ.

Do bệnh cảm cúm ở trẻ:

Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do trẻ bị nhiễm vi rút rất dễ lây lan. Bệnh này xảy ra quanh năm, đặc biệt là lúc thời tiết giao mùa.

Bệnh cảm cúm có thời gian ủ bệnh rất ngắn, chỉ sau khoảng 2 ngày kể từ khi virus cúm tiếp xúc với cơ thể, chúng đã gây ra những biểu hiện rõ rệt trên cơ thể trẻ như sau:

Do bệnh cảm cúm ở trẻ

Do bệnh cảm cúm ở trẻ

  • Trẻ bị sốt.
  • Trẻ sợ gió, bé rét run, cảm thấy ớn lạnh trong người.
  • Trẻ ho, bé bị hắt hơi, họng bắt đầu sưng đỏ.
  • Đau tai, trẻ nhức đầu, trẻ bị đau nhức cơ.
  • Chảy nước mắt nhiều, bé chảy nước mũi.

Do bé bị viêm VA:

VA là nơi có chứa các tế bào bạch cầu những tế bào này có nhiệm vụ chống lại các loại vi khuẩn khi chúng đi vào cơ thể qua đường hô hấp. Bệnh viêm VA bao gồm 2 loại:

  • Viêm VA cấp tính: Loại này thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 7 tuổi hoặc những trẻ lớn hơn. Trẻ thường sốt có biểu hiện cao và kèm theo chảy nước mũi đặc, trẻ bị nghẹt mũi (nhất là khi trẻ ngủ và trẻ khi  bú mẹ), trẻ sẽ không bú liên tục, bé ho, trẻ tỏ ra mệt mỏi, bé ngủ kém hay quấy khóc, bé biếng ăn, hơi thở có mùi hôi,…
  • Viêm VA mạn tính: Đây là tình trạng viêm kéo dài và thường sẽ có các biểu hiện như nghẹt mũi và chảy nước mũi đặc, nước mũi có mủ xanh. Trẻ khó thở, thở khò khè và ngủ ngáy to, thỉnh thoảng trẻ có cơn ngừng thở rất nguy hiểm mẹ nên chú ý đến vấn đề này ở những trẻ bị viêm VA mạn tính nhé.

Do bé bị viêm xoang:

Viêm xoang là một bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi. Bệnh này được chia thành hai loại chính đối với mỗi loại sẽ có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Viêm xoang cấp tính: Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và có thể mất rất nhanh sau khoảng 1 – 2 tuần. Trẻ có những biểu hiện như sốt nhẹ, bé chảy nước mũi kéo dài kèm theo ho, hắt hơi, bé quấy khóc, bé mệt mỏi, bé ăn ngủ kém,…
  • Viêm xoang mạn tính: Thường hình thành do trẻ không được điều trị đúng cách dẫn đến tình trạng trẻ bị viêm kéo dài trên 8 tuần. Bệnh này không được chữa trị tốt có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như trẻ bị viêm màng não, trẻ bị viêm amidan, bé bị viêm tai giữa,..

Trẻ bị ho sổ mũi xử lý tại nhà như thế nào?

Trong trường hợp trẻ bị ho, hay hắt hơi, sổ mũi do cảm lạnh thông thường, do bé hít phải bụi bẩn, không khí trong nhà quá khô hanh hay thay đổi thời tiết mà trẻ vẫn có thể sinh hoạt và ăn uống, nghỉ ngơi bình thường (nhưng không ăn uống và sinh hoạt bằng lúc khỏe mạnh) thì cha mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc trẻ ngay tại nhà mà không cần đưa bé đến các cơ sở y tế để điều trị đâu nhé.

Trẻ bị ho sổ mũi xử lý tại nhà như thế nào?

Trẻ bị ho sổ mũi xử lý tại nhà như thế nào?

Tuy nhiên, đối với tình trạng ho, bé hắt hơi, sổ mũi dù nhẹ vẫn có thể khiến trẻ khó chịu, khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, gây quấy khóc ở trẻ sơ sinh hay biếng ăn. Lúc này, thì cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà để có thể giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho trẻ, việc này khiến bé thoải mái và nhanh hồi phục hơn rất nhiều.

Trẻ bị ho sổ mũi khắc phục như thế nào?

Khi trẻ bị ho sổ mũi nhiều mẹ hay cho uống kháng sinh. Tuy nhiên đa số nguyên nhân gây nên ho, sổ mũi là do virus. Vì thế điều trị kháng sinh không hiệu quả đối với trẻ. Mẹ không nên vội vàng cũng như sử dụng kháng sinh cho con quá sớm và nhiều. Vì việc này có thể khiến trẻ gặp phải tình trạng kháng kháng sinh.

Tắm nước ấm cho trẻ giúp bé thoải mái và lưu thông đường thở cho con

Tắm nước ấm đây là việc các mẹ không làm. Vì mẹ sợ khi con bị ho tắm cho con tình trạng ho sẽ tăng lên. Tuy nhiên tắm nước ấm cho trẻ có thể giúp kích thích khả năng lưu thông máu ở đường hô hấp. Qua đó, giúp làm dịu mũi của trẻ, ngực và làm sạch các chất nhầy trong mũi của trẻ.

Khi tắm cho trẻ, bạn chú ý chọn những nơi kín gió để tránh trẻ bị nhiễm lạnh khiến cho các triệu chứng trở nặng. Ngoài ra, trước khi chuẩn bị nước tắm, bạn có thể nhỏ thêm một chút tinh dầu khuynh diệp hoặc tinh dầu tràm trà để giữ ấm cơ thể cho bé và hỗ trợ sát trùng đường thở cho con mẹ nhé, điều này có thể áp dụng được cho ngay cả trẻ sơ sinh bị ho, bé hắt hơi, sổ mũi.

Trẻ bị ho sổ mũi khắc phục như thế nào?

Trẻ bị ho sổ mũi khắc phục như thế nào?

Vệ sinh mũi trẻ bằng nước muối sinh lý giúp sát khuẩn mũi họng

Khi trẻ có biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi nhiều lần trong ngày, mẹ nên nhỏ mũi cho bé mỗi ngày từ 4 – 6 lần bằng nước muối sinh lý việc này giúp đường mũi của bé được sát khuẩn, lưu thông bé sẽ thở tốt hơn. Trẻ càng chảy nước mũi nhiều, mẹ càng nên nhỏ để giúp làm sạch mũi cho bé, giúp giảm được tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp của trẻ.

Để nhỏ mũi cho trẻ, thì mẹ có thể làm như sau:

  • Trước khi nhỏ mũi, bạn nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước ấm rồi mới nhỏ mũi cho bé. Việc này giúp bé không bị nhiễm lạnh từ nước muối.
  • Để trẻ nằm ngửa lên, đầu hơi ngửa nhẹ ra phía sau. Việc này giúp bé không bị sặc. Hoặc cho bé nằm nghiêng để rửa mũi cho bé. Mẹ nhớ giữ đầu bé tránh việc bé giãy có thể gây sặc nước muối nhé.
  • Đặt ống nhỏ vừa phải qua lỗ mũi của bé và cố gắng không để bề mặt ống chạm được vào mũi trẻ. Nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vừa chuẩn bị đã được làm ấm vào từng bên mũi của trẻ.
  • Cho trẻ giữ nguyên tư thế sau khi nhỏ nước muối sinh lý một lúc để nước muối chảy vào đường mũi của bé.
  • Với trẻ bị nghẹt mũi, thì sau khi nhỏ 1 – 2 phút dịch mũi loãng và chảy ra ngoài, bạn có thể cho bé tự ngồi dậy, bé xì mũi ra một chiếc khăn sạch. Nếu trẻ quá nhỏ không thể tự xì mũi được, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi cho con để hút bớt dịch nhầy trong mũi trẻ.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Có rất nhiều sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ trên thị trường. Các mẹ nên bổ sung những sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ như thymomodulin, vitamin C, kẽm, vitamin D,…

Trẻ ho sổ mũi khi nào đưa bé đi khám bác sĩ

Trẻ ho sổ mũi không còn là tình trạng hiếm gặp. Nhất là đối với trẻ trong thời gian giao mùa. bé thường hay gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Ho và sổ mũi sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu. Nếu như không được xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này. Khi bé bị ho và sổ mũi kèm theo những dấu hiệu sau đây mẹ phải đưa bé đi gặp bác sĩ ngay nhé:

Trẻ ho sổ mũi khi nào đưa bé đi khám bác sĩ

Trẻ ho sổ mũi khi nào đưa bé đi khám bác sĩ

  • Bé có biểu hiện khó thở, có những cơn ngưng thở khi ngủ.
  • Bé bị sốt cao trên 39 độ liên tục không hạ sốt.
  • Bé có dấu hiệu bị mất nước như môi khô, mắt thũng, mệt mỏi,…
  • Bé có biểu hiện đau tai. Mẹ kiểm tra tai con có dịch rỉ ra.
  • Bé ho dai dẳng lâu ngày không khỏi được.
  • Bé không chịu ăn uống bất cứ thứ gì.
  • Bé bị nôn mửa và mất nước nhiều.
  • Bé mệt mỏi bất thường hoặc ngất, hôn mê.

Khi con có những triệu chứng nguy hiểm như trên mẹ không nên tự mua thuốc điều trị cho con. Khi bé có những triệu chứng nguy hiểm thì mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến viện để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Một số biện pháp khác khi trẻ bị ho sổ mũi

Khi bé bị ho sổ mũi mẹ nên làm thêm những biện pháp dưới đây cho con:

  • Cho bé uống nhiều nước hơn: Bổ sung thêm nước cho bé đặc biệt là nước ấm giúp thông thoáng đường thở cho bé. Ngoài ra nước còn giúp bé không bị mất nước nếu con có biểu hiện nôn trớ khi ho. Mẹ nên cho con uống nước ấm hoặc bổ sung dung dịch Oresol bù nước và điện giải cho con trong thời gian này nhé.
  • Bổ sung thêm dinh dưỡng cho trẻ: Trong giai đoạn này mẹ nên chú ý đến dinh dưỡng của con nhiều hơn. Ngoài việc cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thì mẹ nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất cho con. Việc này giúp bé tăng cường sức đề kháng. Mau chóng khỏi bệnh mẹ nhé.
  • Mẹ có thể sử dụng thêm máy làm ẩm không khí cho bé: Thời gian này niêm mạc đường hô hấp của bé rất dễ bị tổn thương. Do bé xì mũi hoặc do bé ngứa mũi. Vì thế sử dụng máy làm ẩm không khí giúp niêm mạc mũi được dịu hơn, tránh tình trạng kích ứng niêm mạc quá mức.
  • Sử dụng những nguyên liệu tự nhiên trong nhà: Thông thường khi con bị sổ mũi ho thì mẹ hay sử dụng những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm ngay tại nhà cho bé. Những nguyên liệu này có thể là mật ong chanh, gừng, lá húng quế và tỏi, … Những nguyên liệu này vừa an toàn cho bé mà lại dễ kiếm. Mẹ tham khảo sử dụng cho bé nhé.

Trên đây là những gợi ý khi mẹ chăm sóc bé bị ho và sổ mũi. Mẹ lưu ý chăm sóc bé tốt hơn trong thời gian này.

Tăng cường sức đề kháng giúp bé không còn bị ho sổ mũi

Hiện nay có rất nhiều sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh thì việc tăng cường sức đề kháng ngày càng được chú trọng hơn. Mẹ nên bổ sung những sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Giúp hệ miễn dịch của bé hoạt động hiệu quả hơn.

Ngoài ra thì việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ cần được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Nhất là vào thời điểm giao mùa khi hệ miễn dịch của bé dễ dàng bị tấn công bởi những tác nhân gây hại. Sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ gợi ý cho mẹ 1 sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cho con khỏe mạnh.

Cùng tìm hiểu thành phần cũng như công dụng của sản phẩm. Lý do tại sao sản phẩm lại giúp bé tăng cường sức đề kháng tốt như vậy nhé.

Tăng cường sức đề kháng giúp bé không còn bị ho sổ mũi

Tăng cường sức đề kháng giúp bé không còn bị ho sổ mũi

Công dụng của Bio imucan là gì

  • Bổ sung những vi khuẩn có ích ức chế vi khuẩn có hại. Lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu, tiêu chảy, đi ngoài phân sống, tiêu hóa kém.
  • Kích thích cơ thể bé sản sinh kháng thể tự nhiên. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể bé luôn khỏe mạnh chống lại bệnh tật.
  • Đặc biệt ở trẻ nhỏ hay ốm vặt, viêm họng, ho, viêm mũi dị ứng, viêm đường hô hấp, cảm cúm, dị ứng thời tiết.
  • Bổ sung các vitamin, khoáng chất cùng với acid amin cần thiết giúp kích thích trẻ ăn ngon. Tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng. Giúp bé bồi bổ và nâng cao sức khỏe cho bé.
  • Giúp kích thích bé ăn ngon hơn. Hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ và người lớn.
  • Giúp phòng và điều trị rối loạn tiêu hóa do rối loạn vi khuẩn đường ruột do bé dùng thuốc kháng sinh dài ngày.
  • Giúp hỗ trợ điều trị những bệnh đại tràng cấp và mạn tính.

Tại sao lại nên chọn bioimucans bổ sung beta glucan cho bé?

  • Sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu uy tín trên thị trường.
  • Sản phẩm đã được nghiên cứu kỹ càng rồi mới đến tay người sử dụng.
  • Bioimucans được nhiều mẹ sử dụng cho con và vô cùng hài lòng. Sau khi sử dụng sản phẩm bé ăn ngon hơn, khỏe mạnh và ít ốm vặt hơn rất nhiều.
  • Ngoài bổ sung beta glucan thì Bioimucans còn bổ sung thêm lợi khuẩn, vitamin nhóm B, các acid amin cùng với vitamin và khoáng chất thiết yếu. Giúp bé nâng cao được sức đề kháng tổng thể.
  • Đặc biệt trong Bioimucans còn chứa đa dạng các loại enzym tiêu hóa. Giúp tiêu hóa của bé khỏe mạnh hơn. Từ đó sức đề kháng được tăng cường rõ rệt.

Hiện nay Bioimucans đã có mặt tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Được nhiều bác sĩ khuyên dùng.

Chuyên gia đã hướng dẫn cho bạn uống gì để tăng cường sức đề kháng cũng như bổ sung gì cho bé tăng sức đề kháng. Cảm ơn các mẹ đã đọc hết bài viết này. Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích chăm sóc bé tốt hơn nhé.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc

Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Tham khảo thêm các bài viết chăm sóc sức khỏe bé tại đây

Uống gì để tăng sức đề kháng cho trẻ trong thời điểm giao mùa này

Triệu chứng viêm ruột ở trẻ em gồm những gì? Mẹ nên biết

Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Cách xử trí

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ dưới 1 tuổi bằng cách nào? mẹ có biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.