TAURINE CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỨC KHỎE ?

Để có thể phát triển khỏe mạnh và duy trì các hoạt động sống một cách bình thường, ổn định, cơ thể mỗi người cần được bổ sung nhiều loại acid amin cũng như các nhóm chất dinh dưỡng khác nhau. Taurine cũng là một trong những acid amin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, tuy vậy không phải ai cũng nắm rõ những thông tin đầy đủ về Taurine. Vậy Taurine có tác dụng gì đối với cơ thể và Taurine có trong thực phẩm nào? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải trong bài viết ngay sau đây. 

Contents

Taurine có tác dụng gì?

Khác với các acid amin thông thường, Taurine không gắn với quá trình hình thành và cấu tạo của protein, được coi là một loại acid amin thiết yếu có điều kiện mà cơ thể có khả năng tự sản sinh được. Ngoài ra, Taurine cũng cần được bổ sung từ các loại thức ăn, thực phẩm bổ sung từ bên ngoài, tuy nhiên cần lưu ý tới liều lượng để đảm bảo không bị dư thừa hoặc thiếu hụt.

Nồng độ cao Taurine được tìm thấy tại các mô, tập trung nhiều tại mô xương, mô thần kinh; trong bạch cầu; tại tổ chức võng mạc,…Trong cơ thể, Taurine tham gia các liên kết với acid mật và glycin, phức hợp có vai trò quan trọng trong các phản ứng, quá trình chuyển hóa khác nhau, tham gia điều chỉnh màng tế bào và ổn định khối lượng các tế bào cơ thể.

Một số lợi ích nổi bật của Taurine đối với cơ thể được thống kê dưới đây:

1. Taurine và bệnh nhân đái tháo đường

Với người được bổ sung Taurine, Taurine giúp hỗ trợ làm giảm nồng độ đường máu khi , làm giảm tình trạng kháng Insulin, từ đó làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường typ 2 và các biến chứng liên quan đến tiểu đường khác như bệnh thận, bệnh lý võng mạc,…

Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã cho thấy ở bệnh nhân đái tháo đường, nồng độ Taurine trong cơ thể thường thấp hơn so với người khỏe mạnh, tuy nhiên vẫn cần thực hiện nhiều nghiên cứu cụ thể hơn để xác định chính xác vai trò của Taurine trong trường hợp này.

Taurine và bệnh nhân đái tháo đường

Taurine và bệnh nhân đái tháo đường

2. Vai trò của Taurine đối với tim mạch

Bổ sung Taurine có tác dụng làm giảm thấp nguy cơ người khỏe mạnh gặp phải các bệnh lý tim mạch, bởi Taurine giúp làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu. Người được cung cấp đủ Taurine sẽ hạn chế được tình trạng xơ cứng động mạch, đau tim do Cholesterol cao. Không chỉ thế, Taurine cũng có tác dụng hạ huyết áp nhờ cơ chế điều hòa lưu lượng máu trong thành mạch, giảm suy tim cũng như làm giảm mức homocysteine – là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tim.

3. Taurine đối với chức năng não bộ, bệnh nhân động kinh

Taurine có tác dụng kích thích hoạt động của các thụ thể GABA có mặt trong não bộ, giúp các thụ thể tăng gắn với các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng. Do đó, Taurine đem lại hiệu quả trong việc làm giảm căng thẳng, stress, ổn định chức năng não bộ và kích thích phát triển trí tuệ, ngăn ngừa trầm cảm. Đặc biệt với trẻ nhỏ, Taurine cùng với DHA và Choline, giúp kích thích trí não và tăng IQ cho bé, giúp bé nhận thức tốt hơn.

Taurine có liên quan đến nồng độ calci được giải phóng từ tế bào não bộ, được tìm thấy nhiều ở các mô thần kinh. Ở một số bệnh nhân động kinh, các phân tích cho thấy tiểu não và vùng dưới đồi có nồng độ Taurine thấp hơn so với người bình thường.

Taurine đối với chức năng não bộ, bệnh nhân động kinh

Taurine đối với chức năng não bộ, bệnh nhân động kinh

4. Taurine tăng hiệu suất vận động thể lực

  • Taurine giúp giảm nhức mỏi cơ bắp sau khi tập luyện thể dục thể thao, giúp cơ bắp dẻo dai và hoạt động hiệu quả hơn.
  • Taurine giúp đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng khi tập thể thao, giảm mệt mỏi sau vận động, hỗ trợ giảm cân nặng ở người bệnh bị béo phì nhờ tác dụng kích thích phân hủy chất béo.

Taurine  tăng hiệu suất vận động thể lực

Taurine tăng hiệu suất vận động thể lực

5. Các tác dụng khác của Taurine

  • Taurine có trong tế bào võng mạc, đảm nhận vai trò chống oxy hóa nên có tác dụng hạn chế các vấn đề liên quan đến suy giảm chức năng thị giác, giảm khô mắt và giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể.
  • Với người lạm dụng rượu bia, bổ sung Taurine giúp làm giảm các tổn thương tại tế bào gan, giảm lượng mỡ trong gan.
  • Ngoài ra, Taurine còn được chứng minh là có tác dụng điều hòa các phản ứng viêm, hiện đang được nghiên cứu để có thể áp dụng cho các bệnh nhân viêm nhiễm mạn tính.

Taurine có trong các loại thực phẩm nào?

Nguồn thực phẩm có khả năng cung cấp Taurine cũng rất đa dạng, dễ tìm như:

  • Thịt cá hồi
  • Trứng gà
  • Các loại thủy hải sản như tôm, mực, cua
  • Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm
  • Sữa mẹ, các loại sữa bổ sung và sản phẩm có nguồn gốc từ sữa
  • Một số loại rong biển

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng cơ thể có khả năng tự tổng hợp Taurine từ một số acid amin khác có chứa lưu huỳnh, ví dụ như Methionin hay Cystein. Trung bình, hàm lượng Taurine cơ thể nên bổ sung mỗi ngày dao động trong khoảng 400 – 500mg. Đối với người ăn chay, lượng Taurine bổ sung từ thực phẩm có thể thấp hơn, do đó nên bổ sung thêm từ các sản phẩm hỗ trợ.

Taurine có trong các loại thực phẩm nào?

Taurine có trong các loại thực phẩm nào?

Men vi sinh bổ sung Taurine của Nhật – Amano Enzym Gold

Amano Enzym Gold là cốm vi sinh có nguồn gốc từ Nhật Bản. Bên cạnh thành phần hoạt chất Taurine, sản phẩm còn có chứa nhiều dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe như:

  • Các chủng bào tử lợi khuẩn Bacillus cùng với tinh chất men bia
  • Các loại men tiêu hóa như Lipase, Protease
  • DHA, Lysin
  • Khoáng chất kẽm, calci
  • Các vitamin nhóm B, vitamin D
  • Cùng một số tá dược khác.

Ngoài hiệu quả của thành phần Taurine đã được thống kê, Amano Enzym Gold còn có tác dụng tăng cường đề kháng, tăng cường đáp ứng miễn dịch của tế bào, cũng như ổn định chức năng đường tiêu hóa nhờ hàm lượng cao các vi khuẩn có lợi và enzym tiêu hóa thức ăn.

Sản phẩm được khuyên dùng cho trẻ em trên 6 tháng tuổi và người lớn có nhu cầu cải thiện đề kháng, người mới ốm dậy hoặc người mắc các rối loạn tiêu hóa.

Men vi sinh bổ sung Taurine của Nhật - Amano Enzym Gold

Men vi sinh bổ sung Taurine của Nhật – Amano Enzym Gold

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.