Em bé bị thở khò khè có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: viêm phổi, hen suyễn,… Thở khò khè khiến bé khó chịu, quấy khóc, trớ,… Đôi khi nó đi kèm với những bệnh lý rất nặng. Vì thế, mẹ cần tìm hiểu cách làm giảm tình trạng khò khè của bé. Và nguyên nhân để phòng tránh bé bị thở khò khè.
Contents
Em bé thở khò khè nguyên nhân do đâu?
Em bé thở khò khè có thể do một số bệnh về đường hô hấp. Kích thước phế quản của em bé còn nhỏ, rất dễ bị co thắt, nguy cơ tiết dịch tăng nên dễ bị tắc nghẽn.
Em bé thở khò khè do hen suyễn
Hen suyễn – hen phế quản- là nguyên nhân đầu tiên có thể khiến bé thở khò khè. Đây là bệnh mãn tính hay gặp đối với trẻ em. Bệnh có thể dẫn đến tử vong và các bệnh lý khác.
Hen suyễn khiến em bé thở khò khè
Khi đường thở của trẻ bị viêm, nó sưng phù, dễ bị co thắt khi gặp các yếu tố kích thích. Các yếu tố kích thích có thể rất dễ khiến trẻ lên cơn hen là: khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa,… trẻ rất dễ lên cơn hen. Khi trẻ lên cơn hen sẽ khiến trẻ thở khò khè, khó thở.
Em bé thở khò khè do viêm tiểu phế quản
Ngoài hen suyễn, bệnh viêm tiểu phế quản cũng là lý do khiến bé bị khò khè khó thở. Cuống phổi của trẻ nhỏ hoặc các tiểu phế quản viêm nhiễm sẽ khiến trẻ viêm phế quản.
Em bé thở khò khè: nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh
Khi bị viêm nhiễm các tiểu phế quản, đường thở của trẻ dễ bị phù nề, gây tắc nghẽn đường thở. Quá trình lưu thông không khí của trẻ bị đình trệ. Nó khiến bé thở khò khè, khó thở hoặc nặng hơn là thiếu oxy gây suy hô hấp.
Em bé thở khò khè do viêm phổi
Bé thở khò khè có thể là do viêm phổi. Đây là bệnh do đường hô hấp của bé bị nhiễm trùng nặng. Các mô của phổi bị tổn thương. Do đó, dịch nhầy và mủ tích tụ nhiều ở các phế nang, khiến bé khó thở, thở khò khè.
Ngoài những nguyên trên, tình trạng bé thở khò khè còn có thể là do có dị vật trong đường thở. Một số trẻ bị dị tật phế quản bẩm sinh khiến việc hô hấp của bé khó khăn, bé thở khò khè. Hoặc trào ngược thực quản dạ dày cũng có thể khiến trẻ thở khò khè.
Cách chữa trị khi em bé thở khò khè
Bé bị thở khò khè thường quấy khóc, bỏ bú do khó thở khi bú,… Lâu dần bệnh có thể trở nặng và bé bị sụt cân, sức khỏe ảnh hưởng xấu. Vì thế, khi nhận thấy bất thường, mẹ nên áp dụng những cách sau:
Giúp bé giảm tình trạng thở khò khè
Theo bác sĩ, khi bé thở khò khè nhưng không kèm theo ho và khó thở, ăn uống bình thường thì mẹ có thể vệ sinh mũi giúp bé dễ thở hơn. Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho bé. Với nồng độ 0,9%, nước muối sinh lý giúp loại bỏ bớt bụi bẩn, dịch nhầy ở niêm mạc mũi. Từ đó bé thông thoáng đường thở.
Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để tiêu đờm cho bé. Ví dụ như làm những siro ho với húng chanh, quất, mật ong,… Nhưng khi sử dụng mật ong mẹ cần lưu ý xem loại mật ong đó có phù hợp với bé không.
Cho em bé thở khò khè đi khám bác sĩ
Khi thấy con có những dấu hiệu bất thường về đường thở, mẹ cần quan sát kỹ và xem có phải con đang thở khò khè không. Nếu tình trạng thở khò khè kèm theo những triệu chứng khác như thở nhanh, sốt, rút lõm lồng ngực, bỏ ăn,… Mẹ nên đưa bé đến phòng khám y tế gần nhất để biết rõ tình trạng của con.
Cho em bé thở khò khè đi khám bác sĩ
Hơn nữa, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị thở khò khè cho bé mẹ nên tìm hiểu kỹ. Tìm hiểu về nguyên nhân bệnh và loại thuốc được phép uống. Những thông tin đó mẹ nên có từ bác sĩ để chắc chắn loại thuốc con uống có phù hợp không.
Đảm bảo chất dinh dưỡng cho bé
Bé khi thở khò khè thường hay bỏ bú, kém ăn do việc bú bị cản trở. Vì vậy, trẻ có thể bị đói, hay quấy khóc. Và tình trạng đó kéo dài sẽ khiến bé bị sụt cân, lười ăn.
Vì thế, trong giai đoạn này mẹ vẫn phải đảm bảo đủ lượng sữa như hằng ngày cho bé. Để bé bú không bị gián đoạn hãy chăm sóc mũi của bé trước khi cho bú. Bằng cách này bé vẫn thoải mái khi bú và nhanh chóng khỏi bệnh, không bị tụt cân.
Cách phòng tránh cho em bé bị thở khò khè
Cách chữa trị cho em bé thở khò khè nhanh nhất là phòng bệnh. Phòng ngừa bé thở khò khè cũng sẽ giúp bé phòng ngừa được những bệnh lý khác liên quan.
Một số lưu ý khi cho bé bú
Trào ngược dạ dày thực quản ở em bé cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé thở khò khè. Nó không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp, nó còn khiến trẻ sụt cân và có thể gây viêm thực quản.
Tình trạng này xảy ra có thể là do thói quen cho bé ăn của mẹ không đúng. Bác sĩ khuyên rằng, nên cho bé ăn trước giấc ngủ ít nhất 1-1,5 tiếng. Không nên cho bé bú no xong đi ngủ. Vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn để tránh bị trớ và trào ngược.
Giữ môi trường sống thoáng đãng
Như chúng ta biết, bé thở khò khè là do bị mắc một số bệnh về đường hô hấp. Một trong số lý do khiến trẻ bị mắc các bệnh đó là do môi trường sống. Môi trường sống kém thông thoáng và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.
Vì thế, phải tạo ra môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ cho bé. Ngôi nhà cần đảm bảo có ánh nắng và không khí được lưu thông. Và đối với gia đình có bé bị hen suyễn không nên nuôi thú cưng, hút thuốc lá hay cắm hoa,… Điều đó có thể khiến bệnh tình của bé nặng hơn.
Tăng đề kháng cho em bé
Hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện, vì thế cần giúp bé tạo nên một hệ miễn dịch vững chắc. Để có được hệ miễn dịch vững chắc bé cần được cung cấp đầy đủ khoáng chất, vitamin nhóm B, lysine,… Và sản phẩm giúp bé có được đẩy đủ các dưỡng chất đó là cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold.
Cốm tiêu hoá Amano Enzym Gold giúp bé ngon miệng
Các khoáng chất, vitamin B, lysine,… cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé đều có trong sản phẩm. Và hệ tiêu hoá của bé được củng cố bởi các men tiêu hoá, các lợi khuẩn. Ngoài ra, DHA có trong cốm sẽ kích thích sự phát triển của não bộ. Sản phẩm Amano Enzym Gold được nhắc đến là một sản phẩm giúp bé ăn ngon, hệ tiêu hoá khoẻ và giúp bé phát triển đồng đều.
Như vậy, em bé thở khò khè có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nhưng để biết chính xác lý do bé thở khò khè, mẹ nên cho bé khám bác sĩ. Và một hệ miễn dịch vững chắc sẽ giúp bé vui lớn mỗi ngày. Hãy cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để con cao nhanh và lớn khỏe mẹ nhé!
Meta: Em bé bị thở khò khè có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: viêm phổi, hen suyễn,… Thở khò khè khiến bé khó chịu, quấy khóc, trớ,…
>> Xem thêm: Trẻ bị khò khè có đờm.
>> Xem thêm: Trẻ bị hen suyễn có chữa được không.
>> Xem thêm: Bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh.
Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn
Tìm hiểu thêm thông tin y khoa