Giải pháp khắc phục tình trạng bé gắt ngủ mẹ nên biết

Trong quá trình phát triển của bé, thì giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng. Trẻ có ngủ ngon thì mới phát triển tốt. Tuy nhiên có một số bé khi ngủ thường hay gắt gỏng, quấy khóc triền miên, khiến cho bạn lo lắng. Vậy vì sao bé lại gắt ngủ và bé gắt ngủ quấy khóc triền miên mẹ phải làm sao? Hãy theo dõi bài viết sau!

Contents

1.Vì sao bé gắt ngủ quấy khóc triền miên?

Việc gắt ngủ ở trẻ có rất nhiều nguyên, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp mà mẹ cần biết:

1.1 Trẻ ngủ chưa đủ giấc.

bé ngủ chưa đủ giấc nên bé gắt ngủ

Bé gắt ngủ, quấy khóc triền miên có thể do bé ngủ chưa đủ giấc

Khi trẻ đang ngủ rất ngon, nhưng có thể con bị tỉnh giấc bởi một nguyên  nhân nào đó. Có thể là do: Trẻ ngủ mơ, con đang ngủ nhưng mẹ cho ti, mẹ bế rung hoặc lúc lắc khi ngủ.

Khi đang muốn ngủ nhưng bị thức giấc thì trẻ thường cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu. Do dó trẻ sẽ khóc và quấy.

1.2 Bé ti mẹ để ngủ.

Khi bé ti mẹ thì một lượng oxytocin sẽ được tiết ra, giúp trẻ đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Chính vì vậy có thể khiến cho trẻ bú chưa no nhưng đã ngủ.

Do đó bé sẽ rất nhanh đói, khiến cho giấc ngủ của con không được kéo dài mà bị ngắt quãng, mới chỉ ngủ được một lúc đã dậy quấy khóc.

1.3 Bé bị mẹ thay đổi chỗ ngủ khi đang ngủ say.

Giống như người lớn. Khi bạn bắt đầu ngủ ở một khác, nhưng tỉnh dậy ở một nơi hoàn toàn khác, thì điều đầu tiên khi bạn mở mắt ra là cảm giác hoang mang, lo sợ, cảm giác không an toàn. Và liệu lúc đó bạn có thể nhắm mắt lại và ngủ tiếp không?

Trẻ con cũng vậy, nếu bạn đầu bạn bế ru con ngủ, nhưng sau đó chờ con ngủ say và đặt con vào giường hoặc vào nôi. Thì khi tỉnh dậy, bé sẽ thấy mọi thứ xung quanh hoàn toàn khác so với lúc trẻ đi ngủ. Lúc đó bé sẽ thấy bất an và lo sợ. Chính vì vậy bé sẽ khóc gắt lên.

Vậy nên bạn nên duy trì môi trường ngủ nhất quán cho con. Để con có được một giấc ngủ ngon và không bị ngắt quãng hay gắt ngủ quấy khóc.

1.4 Bé bị thiếu vitamin D

Việc thiếu vitamin D ở trẻ cũng là một trong những nguyên  nhân khiến bé gắt ngủ quấy khóc, giấc ngủ không sâu. Bên cạnh đó việc gắt ngủ do thiếu vitamin D ở trẻ còn kèm theo biểu hiện: Đổ mồ hôi trộm và rụng tóc hình vành khăn.

thiếu vitamin D bé gắt ngủ

Thiếu vitamin D bé gắt ngủ

1.5 Trẻ bị đầy bụng.

Nhiều mẹ có thói quen cho con ti để con dễ ngủ. Nhưng nhiều lúc do sữa mẹ quá nhiều, con ti no rồi nhưng vẫn chưa ngủ được, và con vẫn muốn ti để ngủ. Dẫn đến việc trẻ ti quá no. Chính vì vậy khi con ngủ sẽ bị đầy bụng, khó chịu gắt ngủ.

2.Một số điều không nên làm khi trẻ gắt ngủ.

2.1 Cho trẻ ti mẹ

trẻ ti mẹ qua nhiều

Bạn không nên liên tục cho con ti khi con gắt ngủ, quấy khóc triền miên

Việc ti mẹ khi con gắt ngủ có thể khiến con nín ngay lúc đấy. Nhưng lâu dần sẽ khiến con bị  phụ thuộc vào ti mẹ. Do đó khi mẹ đi vắng hoặc không có mẹ ở cạnh thì bé sẽ không thể nào ngủ được, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Thứ nữa, nếu bé gắt ngủ do đầy bụng, nhưng khi trẻ quấy khóc, bạn vẫn cố cho bé ti thì sẽ càng khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

2.2 Mẹ rung lắc để trẻ nín khóc.

Ở trẻ nhỏ, não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, còn non nớt. Do đó nếu bạn rung lắc con quá mạnh thì có thể sẽ ảnh hưởng đến não bộ của con.

Vậy nên bạn cần cân nhắc mức độ rung lắc bé để không ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

3.Giải pháp khắc phục tình trạng gắt ngủ. 

3.1 Tập thói quen cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc.

 

bé ngủ đúng giấc bé sẽ không bị gắt ngủ

Nên tập thói quen ngủ đúng giờ giấc để trẻ không bị cáu gắt, quấy khóc khi ngủ

Đối với trẻ sơ sinh, hầu hết thời gian trong ngày dành để ngủ. Nhưng đối với một số bé có thể khó ngủ hơn, có bé thường hay thức đêm và ngủ ngày. Chính vì vậy bạn cần để ý đến giấc ngủ của con. Khi thấy con có dấu hiệu buồn ngủ như: ngáp, không chịu chơi…thì bạn nên ru bé để bé dễ ngủ hơn.

Bạn nên loại bỏ các yếu tố gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, để con có giấc ngủ sâu hơn như: ánh sáng, tiếng ồn,…và nên cho trẻ ngủ ở nơi có nhiệt độ thích hợp, không khí thoáng đãng.

3.2 Bổ sung vitamin D 

Đối với những bé gắt ngủ, quấy khóc triền miên do thiếu vitamin D thì mẹ nên bổ sung vitamin D cho con. Thông qua thức ăn hằng ngày hoặc thông qua các thực phẩm chức năng.

Nhu cầu vitamin D cho trẻ là 4000IU mỗi ngày.

Bên cạnh đó thì bạn cũng nên cho con tắm nắng 20-40 phút mỗi ngày.

3.3 Không cho trẻ ăn quá no khi ngủ.

Việc cho trẻ ăn quá no sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó chịu, cơ thể phải hoạt động nhiều để tiêu thụ thức ăn. Do đó trước khi đi ngủ bạn nên cho trẻ ăn vừa phải, không quá no.

Hoặc đối với một số trẻ tình trạng cáu gắt khi ngủ cũng có thể do cơ địa trẻ thiếu hụt các loại enzym tiêu hóa. Cho nên trẻ dễ bị đầy bụng khi đi ngủ.

Vì vậy, mẹ có thể bổ sung cho con các loại enzym tiêu hóa để trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thu thức ăn:

Bạn có thể tham khảo sản phẩm Amano Enzym chứa men tiêu hóa của Nhật giúp cải thiện khó tiêu, kém hấp thu ở cả trẻ em và người lớn. Amano Enzym Gold ở dạng bột pha uống rất tiện dùng, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể sử dụng.

amanoenzym hỗ trợ tiêu hóa giúp bé ăn ngon ngủ yên không gắt ngủ

Amano Enzym Gold dùng được cho trẻ em và người lớn

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.