BÉ ĂN ĐƯỢC NHƯNG KHÔNG TĂNG CÂN? CHA MẸ PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Bạn nhận thấy con mình ăn rất tốt, ăn rất ngon nhưng cân nặng của con vẫn không thay đổi. Con bạn vẫn còi cọc hơn so với các bạn bè cùng trang lứa. Bạn không hiểu nguyên nhân tại sao. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây để nghe lời giải đáp của các chuyên gia cho vấn đề: Bé ăn được nhưng không tăng cân và giải pháp cho các bà mẹ như thế nào!

Contents

1.Cách nhận biết trẻ chậm tăng cân.

Trẻ chậm tăng cân có thể xảy ra sau một thời gian dài, do đó bạn cần theo dõi con của mình qua các bữa ăn hằng ngày. Cần xem lượng thức ăn con ăn so với nhu cầu năng lượng hoạt động của con mình.

BÉ ĂN ĐƯỢC NHƯNG KHÔNG TĂNG CÂN? CHA MẸ PHẢI LÀM NHƯ THẾ NÀO?

Đặc biệt bạn cần so sánh chiều cao và cân nặng của con mình  với bảng chiều cao và cân nặng của bé theo tiêu chuẩn WHO dưới đây, thay vì so sánh con bạn với những đứa trẻ cùng tuổi khác.

chiều cao cân nặng chuẩn cho bé

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Nếu chiều cao và cân nặng của con bạn:

  • Nằm trong khoảng -2SD đến+2SD thì được xem là bình thường.
  • Dưới -2SD thì lúc đó con bạn đúng là bị thiếu cân hoặc thấp còi.
  • Trên +2SD thì con bạn bị thừa cân hoặc có chiều cao quá cao.

2.Các nguyên nhân bé ăn được nhưng không tăng cân:

2.1 Chế độ ăn chưa khoa học.

bữa ăn dinh dưỡng cho bé

Bạn cần cho bé ăn đầy đủ cả về chất và về lượng

Bé ăn được nhiều nhưng không đủ lượng:

Bạn nghĩ rằng con bạn ăn được, ăn nhiều, nhưng bạn có chắc chắn được rằng lượng thức ăn và số bữa con ăn đã đủ với nhu cầu thực tế của một đứa trẻ chưa?

Ví dụ: Một đứa trẻ từ 9 đến 11 tháng tuổi thì cần ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 200ml( tương ứng với thể tích dạ dày của trẻ); còn một đứa trẻ từ 12 đến 24 tháng tuổi thì cần ăn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa 250ml( tương ứng với thể tích dạ dày). Thức ăn cho mỗi bữa chính có thể là cháo, súp, bột,… có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng thuộc 4 nhóm.

Vì nhu cầu về dinh dưỡng thay đổi theo độ tuổi cho nên bạn cần xem lại chế độ ăn của con mình đã hợp lý hay chưa để điều chỉnh cho phù hợp.

Bạn cần cho bé ăn đầy đủ cả về chất và về lượng
Bạn cần cho bé ăn đầy đủ cả về chất và về lượng

Bé ăn được nhiều về lượng nhưng thiếu về chất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cả trẻ em và người lớn cần ăn đủ 15-20 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Hầu hết bố mẹ thường cho con ăn uống theo sở thích mà không quan tâm đến giá trị dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn. Dẫn đến vấn đề trẻ ăn được nhưng không tăng cân. Do đó trong mỗi bữa ăn bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất cho con: Tinh bột, vitamin, protein, chất béo…

2.2 Trẻ nhiễm giun sán.

Nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ăn được nhưng không tăng cân. Bởi vì các loại ký sinh trùng này cạnh tranh hấp thu hết các chất dinh dưỡng của trẻ.

Do đó sau 2 tuổi thì bạn cần tẩy giun định kỳ cho con  6 tháng một lần. Còn những bé dưới 1 tuổi nếu bị nhiễm giun sán thì cần sự chỉ định của bác sĩ.

2.3 Hệ tiêu hóa của trẻ không tốt, trẻ kém hấp thu.

Vấn đề này có thể gặp ở những bé có đường ruột thiếu đi một số loại enzyme tiêu hóa, hoặc hệ tiêu hóa của trẻ bị mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn do sử dụng kháng sinh. Điều này khiến cho lượng dinh dưỡng trong thức ăn không được chuyển hóa và hấp thu hết.

3.Giải pháp khắc phục cho bé ăn được nhưng không tăng cân:

tập thể dục giúp bé ăn ngon hơn

Có thể cho trẻ tập thể dục mỗi ngày để khắc phục tình trạng trẻ ăn được nhưng không tăng cân

3.1 Đầu tư chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Trong mỗi bữa ăn của trẻ, bạn cần đa dạng nguyên liệu để đảm bảo cho con có một bữa ăn đầy đủ các nhóm chất: Tinh bột, chất xơ, vitamin, chất béo, đạm…

Ngoài các bữa ăn chính, mẹ có thể bổ sung thêm cho con các bữa ăn phụ theo nhu cầu của từng lứa tuổi như hoa quả, sữa chua, sữa … Và không nên cho trẻ ăn vặt, ăn các thức ăn không tốt cho sức khỏe dẫn đến ngang dạ.

3.2 Cho trẻ hoạt động thể dục thể thao.

Bạn nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động hoặc rèn luyện cho trẻ tập thể dục mỗi ngày. Vì tập thể dục không chỉ rèn luyện cơ bắp và thể lực, mà nó còn giúp tiêu hao năng lượng,  kích thích hệ tiêu hóa giúp trẻ cảm thấy ăn ngon hơn.

3.3 Tăng cảm giác ngon miệng của trẻ bằng các loại thực phẩm bổ sung.

Ngoài việc cho trẻ ăn chế độ hợp lý và khoa học, thì bạn cũng nên bổ sung cho con các loại thực phẩm có chứa men vi sinh và lợi khuẩn để tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng cho bé. Hoặc  bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa các men, lợi khuẩn, vitamin khoáng chất, lysine, kẽm, crom, selen…

Bạn có thể tham khảo sản phẩm Amano Enzym Gold chứa men tiêu hóa của Nhật giúp cải thiện chứng biếng ăn, khó tiêu, kém hấp thu ở cả trẻ em và người lớn. Amano Enzym Gold ở dạng bột pha uống nên rất tiện dùng, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đã có thể sử dụng.

amanoenzym giúp trẻ ăn ngon hơn tăng hấp thu

Amano Enzym Gold dùng được cho trẻ em và người lớn

Ngoài một số nguyên nhân trên thì nhiều trẻ ăn được nhưng không tăng cân cũng có thể do một số nguyên nhân khác như: Yếu tố di truyền, suy dinh dưỡng bào thai, bệnh lý chuyển hóa…Mẹ cần tìm ra nguyên nhân để có thể tìm ra giải pháp giúp con ăn được và tăng cân. Mẹ hãy tìm những lười khuyên từ các chuyên gia nhé!

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.