BÉ MÚT TAY CÓ PHẢI ĐÓI HAY KHÔNG? DẤU HIỆU CHO BIẾT BÉ ĐANG BỊ ĐÓI

Từ khi sinh ra nhiều em bé đã mút tay hay nhiều mẹ còn dùng từ ngữ ăn còng gà cho bé. Việc này rất mất vệ sinh. Nhiều khi tay bé cầm đồ chơi hay sờ xuống đất rồi cho tay lên miệng mút sẽ khiến bé bị nhiễm khuẩn dẫn tới đau bụng, đi ngoài, khó tiêu,…Vậy để giải đáp câu hỏi bé mút tay có phải đói hay không thì mẹ cùng đọc qua bài viết dưới đây để tìm được những nguyên nhân khiến bé nhà mình mút tay. Cách giải quyết vấn đề này để bé không còn mút tay nữa nhé

Contents

1. Bé mút tay có phải đói hay không? 

Bé mút tay có phải đói hay không? 
Bé mút tay có phải đói hay không? 

Em bé mút tay do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cũng tùy thuộc vào độ tuổi mà em bé có hành động mút tay khác nhau. Có độ tuổi thì bé chỉ mút ngón tay, có độ tuổi bé sẽ mút cả bàn tay,…

1.1 Bé mút tay do mọc răng

Thời gian trẻ mọc răng là vào khoảng 4 tháng đến 7 tháng tuổi. Đối với nhiều em bé thì đây không phải thời gian dễ dàng đối với bé. Nhiều bé thì bị đau đớn nên việc ngậm tay để tay trà sát với lợi có thể làm dịu đi cơn đau của bé. Có bé thì ngứa phần lợi nên cũng sẽ mút tay để làm giảm đi cảm giác ngứa rát lợi.

Thời gian mọc răng là thời gian khó khăn đối với nhiều bé, có em bé còn hay thức giấc vào ban đêm vì đau lợi, hoặc nhiều bé bị chảy nước dãi nhiều trên ngày. Vì thế mẹ nên biết có phải bé mút tay do mọc răng hay không để có phương pháp làm dịu vùng lợi cho bé sớm nhé.

1.2 Trẻ khám phá nên có hành động mút tay

Khi lớn lên một chút đến khi được khoảng 4 tháng trở lên. Bé bắt đầu khám phá những đồ vật hay thế giới xung quanh bằng cách cầm nắm. Vì thế lúc này tay được coi là một công cụ giúp chúng có thể cầm nắm mọi vật. Có thể cầm đồ chơi, hay đơn giản là cho tay vào miệng và mút.

Trẻ bắt đầu cảm thấy rằng tay của mình có ích trong rất nhiều việc. Thời gian này thì bé bắt đầu có những cảm nhận về đồ chơi, giác quan bé bắt đầu phát triển hơn. Vì vậy, chính tay là nơi kết nối những suy nghĩ thành hành động diễn ra của bé.

1.3 Bé mút tay để bày tỏ cảm xúc

Nghe thật sự là khó hiểu phải không nào. Nhưng lúc này bé chưa biết nói, bé sẽ dùng hành động của mình để biểu đạt hay bày tỏ cảm xúc với người lớn. Bé sẽ quấy khóc đòi bé, kêu gào,… nhưng nếu không được đáp lại bé sẽ cho tay vào miệng mút.

1.4 Tự làm dịu đi bản thân mình bằng hành động mút tay

Tự làm dịu đi bản thân mình bằng hành động mút tay
Tự làm dịu đi bản thân mình bằng hành động mút tay

Nhiều bé khi mẹ cho ăn thì có hành động mút tay, mẹ hãy xem xét xem nhu cầu của con liệu đã đủ chưa. Nếu bé có dấu hiệu của việc no thì mẹ không nên cho con ăn tiếp nữa. Việc bé mút tay là một hành động xoa dịu bản thân khi bé quá no. Nếu mẹ cho bé ăn tiếp bé có thể nôn trớ do quá no mẹ nhé.

Hoặc khi gặp người lạ khiến bé không thích thì nhiều bé cũng ngồi suy nghĩ và mút tay. Mẹ nên hiểu những hành động này khiến bé tự xoa dịu bản thân mình mà thôi.

Vì thế khi thấy con mút tay mẹ có thể kiểm tra xem con có đang không hài lòng vấn đề gì hay không. Kiểm tra xem môi trường có đang khiến con khó chịu hay không, đồ ăn có quá nhiều khiến bé no hay không. Để điều chỉnh một cách hợp lý nhé.

1.5 Bé mút tay do bé đói

Bé mút tay do bé đói
Bé mút tay do bé đói

Câu hỏi từ đầu bài viết đến giờ cuối cùng cũng được giải đáp. Nhiều bé mút tay là do bé bị đói.

Em bé trong giai đoạn này chưa biết nói, nên việc kết nối giữa mẹ và con khá khó khăn. Nhiều khi nhìn hành động của con để mẹ có thể biết em bé đang cần gì, đang muốn gì là khá khó. Mẹ không thể nào biết chính xác con đang cần gì. Tuy vậy mẹ có thể suy đoán hành động để biết được em bé đang muốn gì nhé.

Khi em bé mút tay có thể do bé đang đói. Đây chỉ là hành động bản năng của bé mà thôi. Hầu hết các em bé đều có hành động như vậy trước khi được mẹ cho bú.

Những hành động khác như khóc, mím môi hay bặm môi cũng là những hành động thể hiện bé đang sẵn sàng cho bữa ăn mẹ nhé.

2. Khi bé mút tay sẽ có thể gặp những vấn đề gì

– Tay của bé không được sạch sẽ gây nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

– Bé mút tay gây tổn thương đến lợi của bé trong giai đoạn mọc răng

– Tổn thương khoang miệng gây nhiễm khuẩn khoang miệng

– Bé mút tay gây mất vệ sinh. Nhiều bé gây chảy dãi.

Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy. Việc em bé mút tay thường là bản năng của bé. Vì thế muốn bỏ đi phần bản năng là khá khó. Nên từ 1-2 tuổi mẹ không nên quá khắt khe với hành động này mà nên nhẹ nhàng bỏ tay ra khỏi miệng bé. Khi bé lớn hơn, có nhận thức hơn về vấn đề này thì mẹ mới nên can thiệp về hành động này. Nhưng lưu ý nên nhẹ nhàng với bé thôi nhé tuyệt đối không dùng đòn roi với hành động mút tay của bé.

3. Bé mút tay có thể tự hết khi bé lớn hay không

Bé mút tay có thể tự hết khi bé lớn hay không
Bé mút tay có thể tự hết khi bé lớn hay không

Trẻ từ 0-1 tuổi thường sẽ mút tay nhiều hơn. Do lúc này bé chưa biết nói, chưa biết sử dụng lời nói để nói với bố mẹ rằng bé đang cảm thấy như thế nào. Hơn thế nữa việc chưa biết đi hạn chế khả năng khám phá của bé đối với thế giới xung quanh.

Nhưng khi bé lớn hơn, bắt đầu biết đi biết nói. Lúc này việc diễn tả cảm xúc sẽ bắt đầu đơn giản hơn. Bé bắt đầu chuyển qua giai đoạn khám phá thế giới xung quanh bằng nhiều cách khác nhau. Bé nói cho bố mẹ về thứ mình muốn. Bé dùng tay để cầm nắm những đồ vật mà bé thích. Bé dùng chân để đi,… Vì thế việc mút tay sẽ hạn chế đi rất nhiều đó mẹ nhé.

4. Những phương pháp giúp hạn chế việc bé mút tay

Có rất nhiều phương pháp giúp hạn chế việc em bé cho tay lên mồm mút

Những phương pháp giúp hạn chế việc bé mút tay
Những phương pháp giúp hạn chế việc bé mút tay

– Mẹ vệ sinh răng miệng cũng như sử dụng một số biện pháp dân gian giúp bé giảm đau khi bé mọc răng. Lúc này răng lợi bé khá đau và ngứa, vì thế mẹ dùng những phương pháp này khiến xoa dịu phần lợi đang đau. Bé sẽ không cho tay lên mồm mút nữa đâu mẹ nhé.

– Khi bé mong muốn điều gì đó mẹ nên chú ý quan sát xem con đang cần gì muốn gì. Có thể đáp ứng nhu cầu đó của bé hay không. Nếu có, mẹ hãy giúp bé thực hiện để hạn chế việc bé mút tay nhé.

– Khi trẻ lớn hơn việc tạo ra những trò chơi khiến bé không nhớ đến việc phải mút tay nữa. Vì thế nếu bé lớn mà có mút tay thì mẹ nên nhẹ nhàng điều chỉnh hành động này cho bé. Mẹ không nên quát hay đánh mắng sẽ khiến bé bị tổn thương và có thái độ trống đối mẹ nhé.

Trên đây là một số nguyên nhân cũng như biện pháp giải quyết khi bé mút tay. Mẹ có thể tham khảo thêm để có thể có những phương án xử lý nếu bé nhà mình cũng có dấu hiệu của việc mút tay nhé.

Nếu như vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho tôi theo Hotline 0912.313.131 để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh nhất hoặc Chat trực tiếp Facebook thầy thuốc Lê Minh Tuấn

Tìm hiểu thêm thông tin y khoa

Facebook Fanpage

Kênh Youtube

Kênh tik tok

Kênh Website

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0912313131 Chat ZALO
.
.
.
.